Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở:

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Thanh Hoá.
  • C. Đồng Nai.
  • D. Khắp cả ba miền.

Câu 2: Răng Người tối cổ ở

  • A. Cao Bằng
  • B. Lạng Sơn
  • C. Bắc Giang
  • D. Quảng Nam

Câu 3: Các nhà khảo cổ Việt Nam đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ vào:

  • A. Những năm 1954 - 1960.
  • B. Những năm 1960 - 1965.
  • C. Những năm 1960 - 1968.
  • D. Những năm 1960 - 1970.

Câu 4: Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ

  • A. 12000 đến 5000 năm
  • B. 12000 đến 4500 năm
  • C. 10000 đến 4000 năm
  • D. 12000 đến 4000 năm

Câu 5: Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài với khí hậu 2 mùa nóng, lạnh bởi vì: 

  • A. Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên. 
  • B. Người nguyên thủy phải sử dụng hang động đề cư trú.
  • C. Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.
  • D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.

Câu 6: “Dân ta phải biết sử ta,

   Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • B. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
  • C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • D. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Câu 7: Ở nước ta di cốt Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh:

  • A. Nghệ An.
  • B. Thanh Hoá.
  • C. Cao Bằng.
  • D. Lạng Sơn. 

Câu 8: Người tối cổ là người:

  • A. Chỉ khác vượn chút ít.
  • B. Trán nhô ra phía trước, cầm nắm băng hai tay.
  • C. Biết đi băng hai chân.
  • D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 9: Người nguyên thủy đã chế tạo đồ gốm bằng cách:

  • A. Nặn đất sét rồi đem nung cho khô cứng.
  • B. Nặn đất sét rồi phơi cho khô cứng.
  • C. Nặn đất sét rồi sấy cho khô cứng.
  • D. Nặn đất sét bằng khuôn gỗ.

Câu 10: Để chế tạo công cụ lao động, người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn Hạ Long đã làm chủ yếu bằng cách:

  • A. Mài đá.
  • B. Ghè đẽo đá.
  • C. Cưa đá.
  • D. Đục đá.

Câu 11: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn - Hạ Long sống

  • A. Riêng lẽ
  • B. Sống theo gia đình
  • C. Từng nhóm, có cùng huyết thống
  • D. Bầy đàn

Câu 12: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên:

  • A. Tìm cách cải tiến công cụ lao động.
  • B. Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu.
  • C. Mài đá làm công cụ.
  • D. Dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ.

Câu 13: Văn hoá Bắc Sơn ở sơ kì

  • A. Thời đại đá cũ
  • B. Thời kì đồ sắt
  • C. Thời kì đồ đá mới
  • D. Thời kì đồ đồng

Câu 14: Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng nhiều loại khác nhau để làm những công cụ: 

  • A. Rìu đá, dao đá.
  • B. Cuốc đá, liềm đá.
  • C. Rìu đá, bôn đá, chày đá.
  • D. Thuồng đá, cối đá.

Câu 15: Văn hóa Hoà Bình thuộc thời

  • A. Đồ đá cũ
  • B. Đồ đá mới
  • C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới
  • D. Đồ sắt

Câu 16: Công cụ, đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là:

  • A. Đồ gốm, rìu ngắn và rìu có vai.
  • B. Rìu đá cuội. đồ gỗ và đồ gốm.
  • C. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.
  • D. Rìu mài lưỡi. đồ gỗ và tre.

Câu 17: Điền vào chỗ trống câu sau đây:

Đầu thế kỉ II TCN các bộ lạc sống ở lưu vực.................. đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ.

  • A. Phùng Nguyên.
  • B. Đông Sơn.
  • C. Sông Hồng.
  • D. Sa Huỳnh.

Câu 18: Kim loại đầu tiên được dùng là

  • A. Sắt
  • B. Đồng
  • C. Vàng
  • D. Hợp kim

Câu 19: Cách đây khoảng 4.000 năm, để chế tạo công cụ cư dân nước ta đã biết sử dụng:

  • A. Nguyên liệu sắt.
  • B. Nguyên liệu đồng.
  • C. Nguyên liệu tre, gỗ.
  • D. Nguyên liệu đá.

Câu 20: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động là công việc của nghề sản xuất:

  • A. Nông nghiệp trồng lúa.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thương nghiệp.
  • D. Tất cả các ngành trên.

Câu 21: Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?

  • A. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.
  • B. Cuộc sống của con người bấp bênh hơn trước.
  • C. Việt Nam là quê hương của cây lúa nước.
  • D. Công cụ lao động có sự thay đổi.

Câu 22: Các đi tích văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện nhiều nơi thuộc vùng nào ở Việt Nam?

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Trung Bộ.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 23: Công cụ lao động chủ yếu của các bộ lạc Phùng Nguyên được chế tạo bằng gì?

  • A. Bằng đồng.
  • B. Băng sắt.
  • C, Bằng đá.
  • D. Băng tre gỗ.

Câu 24: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

  • A. Lúa nước
  • B. Làm gốm
  • C. Chăn nuôi
  • D. Làm đồ trang sức

Câu 25: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải:

  • A. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.
  • B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
  • C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.
  • D. Phải du canh, du cư.

Câu 26: Xã hội có gì đổi mới

  • A. Chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ
  • B. Hình thành làng bản, chiền chạ
  • C. Xã hội đã có sự phân giai cấp
  • D. A, B, C đúng

Câu 27: Sự phân công lao động trở thành cần thiết khi:

  • A. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
  • B. Xã hội phân chia giai cấp.
  • C. Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.
  • D. Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.

Câu 28: Cuộc sống của người Việt cổ ổn định hơn nhờ:

  • A. Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển.
  • B. Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
  • C. Nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển.
  • D. Nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 29: Những trung tâm văn hóa lớn được hình thành từ khi nào?

  • A. Thế kỷ VI đến thế kỷ II TCN
  • B. Thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN
  • C. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN
  • D. Thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN

Câu 30: Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì:

  • A. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
  • B. Chế độ mẫu hệ chuyên dẫn sang chế độ phụ hệ.
  • C. Chế độ mẫu hệ tan rã.
  • D. Nam - nữ bình đẳng.

Câu 31: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đá gần như được thay thế bởi

  • A. đồ đồng.
  • B. đồ sắt.
  • C. đất nung.
  • D. xương thú.

Câu 32: Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là:

  • A. Thủ công tách khỏi nông nghiệp. 
  • B. Đồ gốm và nghề dệt vải.
  • C. Lao động nam nữ khác nhau.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 33: Yếu fố nào sau đây không thuộc cơ sở ra đời của Nhà nước Văn Lang:

  • A. Yêu cầu chống ngoại xâm.
  • B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
  • C. Phân hoá xã hội sâu sắc. 
  • D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 34: Vua Hùng Vương chia đất nước thành

  • A. 10 bộ
  • B. 13 bộ
  • C. 14 bộ
  • D. 15 bộ

Câu 35: Vào khoảng thế kỉ VIII - VII TCN đã hình thành các bộ lạc lớn ở:

  • A. Vùng Bắc Bộ.
  • B. Vùng Bắc Trung Bộ. 
  • C. Vùng Bắc Bộ và Nam Bộ.
  • D. Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Câu 36: Đứng đầu các bộ là

  • A. Lạc hầu
  • B. Lạc tướng
  • C. Bồ chính
  • D. Vua

Câu 37: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang:

  • A. Xã hội phân chia giàu, nghèo, mở rộng giao lưu và tự vệ.
  • B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng.
  • C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
  • D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 38: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?

  • A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
  • B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
  • C. Phát triển sản xuất.
  • D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 39: Lí do đúng nhất dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở nước ta:

  • A. Do nhu cầu liên kết chống ngoại xâm.
  • B. Do nhu cầu về thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
  • C. Do nhu cầu phân hoá xã hội sâu sắc.
  • D. Do nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm.

Câu 40: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:

  • A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
  • D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỂ KỈ X

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ