Câu 1: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?
- A. Thôn xóm tiêu điều
- B. Đất nước xơ xác
- C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
-
D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng
Câu 2: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vi:
- A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.
- B. Mã Viện là viên tướng nỗi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kể.
- C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
-
D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chỉnh chiến ở phương Nam.
Câu 3: Lãng Bạc nằm ở
-
A. phía đông Cổ Loa
- B. phía tây Cổ Loa
- C. phía bắc Cổ Loa
- D. phía nam Cổ Loa
Câu 4: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?
- A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.
- B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.
-
C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.
- D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.
Câu 5: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến
- A. tháng 01 năm 43
-
B. tháng 11 năm 43
- C. tháng 01 năm 44
- D. tháng 11 năm 44
Câu 6: Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta và đầu tiên chúng tấn công ở:
-
A. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.
- B. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.
- C. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.
- D. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.
Câu 7: Quân Trung Quốc sau cuộc xâm lược sang Việt Nam, đi mười phần khi về
- A. còn nguyên mười phần
- B. còn tám phần.
-
C. còn bốn, năm phần.
- D. còn hai, ba phần.
Câu 8: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy
- A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
- B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.
- C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.
-
D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.
Câu 9: Hai câu thơ sau đây nói về gi?
“Hoàng qua đường hồ dị
Đối diện Bà Vương nan”
(Múa ngang ngọn giáo dễ chống hô
Đối mặt vua Bà thì thực khó)
- A. Hai Bà Trưng.
- D. Bà Lê Chân.
-
C. Bà Triệu.
- D. Bà Thánh Thiên.
Câu 10: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội nước ta từ thế kỉ I - VI là thành viên các công xã, bao gồm:
- A. Nông dân lệ thuộc, nô lệ.
- B. Nông dân công xã, nô tì.
-
C. Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc.
- D. Nông dân và thương nhân.
Câu 11: Phật giáo ra đời ở:
- A. Trung Quốc.
- B. Thái Lan.
-
C. Án Độ.
- D. Cả ba quốc gia trên.
Câu 12: Đạo giáo do ai sáng lập?
-
A. Lão Tử
- B. Trang Tử
- C. Khổng Tử
- D. Hàn Mặc Tử
Câu 13: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng nhân dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục cổ truyền của mình đó là:
-
A. Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày...
- B. Đàn ông mặc khố, đàn bà mặc váy.
- C. Xăm mình, phụ nữ mặc yếm, váy, đi guốc ngà.
- D. Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai.
Câu 14: Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình qúy tộc... họ là:
- A. Nông dân và thợ thủ công.
- B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
-
C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
- D. Nô tỉ và thợ thủ công.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
- A. 238
-
B. 248
- C. 258
- D. 268
Câu 16: “Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho:
-
A. Mai Thúc Loan.
- B. Phùng Hưng.
- C. Triệu Quang Phục.
- D. Lý Bí.
Câu 17: Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức:
-
A- Tô thuê và công nạp rất nặng nề.
- B. Tỏ thuế và đi lao địch.
- C. Tô thuê và đi phu.
- D. Thay nhau bán quả vải sang Trung Quốc cống nộp.
Câu 18: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở
- A. núi Vệ
- B. trong thung lũng Hùng Sơn
- C. Nam Đàn
-
D. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn
Câu 19: Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa:
- A. Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
- B. Do chính sách tàn bạo, độc ác của nhà Đường bắt nhân dân ta cống nộp vì gánh vải sang Trường An xa xôi vạn dặm.
- C. Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua.
-
D. Câu A và B đúng.
Câu 20: Trong các thể kỉ VII - IX để chống ách đô hộ nhà Đường có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nỗ ra, đó là:
- A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.
- B. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.
-
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.
- D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Câu 21: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là
-
A. Cao Chính Bình
- B. Cao Tống Bình
- C. Tống Chính Bình
- D. Tống Cao Bình
Câu 22: Trong số các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương" là?
- A. Lý Tự Tiên.
- B. ĐInh Kiến.
- C. Mai Thúc Loan.
-
D. Phùng Hưng
Câu 23: Kinh đô của nước Cham-pa ban đầu đóng ở:
- A. Sa Huỳnh - Quảng Nam
-
B. Trà Kiệu - Quảng Nam.
- C. Hội An - Quảng Nam.
- D. Thượng Lâm - Quảng Nam.
Câu 24: Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
- A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
- B. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
-
C. Các hoạt động quân sự.
- D. Giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc.
Câu 25: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
- A. Chùa Một Cột
- B. Chùa Tây Phương.
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn
- D. Cầu Trường Tiền
Câu 26: Người Chăm sống chủ yếu dựa vào:
-
A. Nghề nông trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
- B. Trồng trọt và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà...).
- C. Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
- D. Nghề đánh bắt cá.
Câu 27: Người Chăm còn trồng các loại cây công nghiệp như:
- A. Cây cả phê, cây cao su.
-
B. Cây bông, cây gai.
- C. Cây thuốc lá, cây điều.
- C. Cây chè, cây tiêu.
Câu 28: Có thể khẳng định nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh vì họ đã:
- A. biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
- B. biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
- C. biết buôn bán với nước ngoài.
-
D. tất cả các câu trên đúng.
Câu 29: Người Chăm đã có sáng tạo tiêu biểu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đó là:
- A. Sử dụng công cụ sắt để cày bừa.
- B. Dùng trâu bò kéo cày, bừa.
-
C. Dùng xe guồng nước đề đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
- D. Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.
Câu 30: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã
-
A. cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
- B. cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
- C. sang thần phục nhà Lương.
- D. mở cuộc tấn công đi chinh phục những nước lân cận
Câu 31: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa:
- A. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.
- B. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
-
C. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.
- D. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc.
Câu 32: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của:
- A. Khúc Thừa Dụ.
-
B. Khúc Hạo.
- C. Khúc Thừa Mĩ.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 33: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở
-
A. Tống Bình
- B. Thăng Long
- C. Đường Lâm
- D. Ái Châu
Câu 34: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?
- A. Nhà Tây Hán.
- B. Nhà Đông Hán.
-
C. Nhà Nam Hán.
- D. Nhà Tống.
Câu 35: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỉ X đó là:
- A. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
-
B. Lật đồ chính quyền đô hộ, dựng nên tự chủ.
- C. Tự xưng là Tiết độ sứ.
- D. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
Câu 36: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã
- A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.
- B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.
-
C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
- D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Câu 37: Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã ?
-
A. đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
- B. thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
- C. phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
- D. thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
Câu 38: Việc Trưng Trắc được tôn làm vua và chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý nghĩa gì?
-
A. Khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trong lịch sử
- B. Lòng tự tôn dân tộc
- C. Phụ nữ nắm quyền
- D. Một triều đại mới được hình thành
Câu 39: Văn hóa Hoà Bình thuộc thời
- A. Đồ đá cũ
- B. Đồ đá mới
-
C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới
- D. Đồ sắt
Câu 40: Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là?
- A. Thái úy
- B. An Nam Quốc Vương
-
C. Tiết độ sứ
- D. Thái thú