Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các nghề thủ công của cư dân Văn Lang được chuyên môn hóa:

  • A. Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền.
  • B. Làm đồ trang sức, dệt vải.
  • C. Làm nghề xây dựng, đóng thuyền đi biến.
  • D. Làm đồ gốm, ươm tơ dệt vải.

Câu 2: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là:

  • A. Gạo nếp. gạo tẻ.
  • B. Các loại củ như khoai, sắn.
  • C. Rau củ và các loại sản phẩm của nghề đánh cá.
  • D. Bắp, các loại đậu.

Câu 3: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc

  • A. cuốc
  • B. xẻng
  • C. trống đồng, thạp đồng
  • D. dao

Câu 4: Cư dân Văn Lang có nghề sản xuất chính đó la:

  • A. Săn bắt thú rừng.
  • B. Trồng lúa nước.
  • C. Đúc đồng.
  • D. Làm đồ gốm.

Câu 5: Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng

  • A. thuyền
  • B. đi bộ
  • C. đi ngựa
  • D. đi xe đạp

Câu 6: Công cụ mà người dân Văn Lang sử dụng để xới đất, gieo cấy là:

  • A. Công cụ bằng đồng.
  • B. Công cụ bằng đá.
  • C. Công cụ bằng thiếc.
  • D. Công cụ bằng sắt.

Câu 7: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng

  • A. hò reo của người dân.
  • B. chế tác công cụ lao động.
  • C. trống đồng
  • D. đập các thanh tre với nhau

Câu 8: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trông cây gì mà thời kì nguyên thủy chưa có?

  • A. Trồng cây khoai lang.
  • B. Trồng cây bầu, cây bí.
  • C. Trông dâu nuôi tầm để dệt vải.
  • D. Trông cây chuối, cây cau.

Câu 9: Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?

  • A. Bánh chưng – bánh giầy
  • B. Mị Châu – Trọng Thủy
  • C. Thánh Gióng.
  • D. Âu Cơ – Lạc Long Quân

Câu 10: Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đó là tình hình đất nước Văn Lang vào:

  • A. Thế kỉ I TCN - đời vua Hùng thứ 16.
  • B. Thế kỉ II TCN - đời vua Hùng thứ 17.
  • C. Thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18.
  • D. Thế kỉ IV TCN - đời vua Hùng thứ 18.

Câu 11: Kinh tế Âu Lạc so với thời Văn Lang

  • A. kém phát triển hơn.
  • B. có nhiều tiến bộ đáng kể.
  • C. không có gì thay đổi.
  • D. tiến bộ vượt bậc.

Câu 12: Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đi đánh:

  • A. Xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
  • B. Đến vùng Bắc Văn Lang để mở rộng bờ cõi.
  • C. Vào vùng của người Lạc Việt.
  • D. Vào vùng của người Tây Âu (Âu Việt).

Câu 13: Người tuấn kiệt chỉ huy nhân dân đánh tan quân Tần là:

  • A. Vua Hùng thứ 16.
  • B. Thục Phán.
  • C. Vua Hùng thứ 17.
  • D. Vua Hùng thứ 18.

Câu 14: Khi quân Tần đánh xuống phương Nam, nước Văn Lang đang ở trong hoàn cảnh

  • A. Gặp nhiều khó khăn.
  • B. Đang trong thời kì phát triển.
  • C. Vừa thoát khỏi khó khăn trong nước.
  • D. Vua Hùng đang cho quân đi xâm lược nước khác.

Câu 15: Trước họa ngoại xâm, người Tây Âu và Lạc Việt họp nhau lại để tự vệ bằng cách:

  • A. Tạm hòa ước giặc để củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
  • B. Đồng tâm hiệp lực cùng nhau đánh giặc ngoại xâm.
  • C. Kháng chiến lâu dài, đánh du kích (ngày trốn vào rừng ở yên, đêm đến ra đánh giặc).
  • D. Đồng tâm hiệp lực thực hiện phương châm đánh nhanh, thắng nhanh.

Câu 16: Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là

  • A. Văn Lang
  • B. Đại Việt
  • C. Âu Lạc
  • D. Đại Cồ Việt

Câu 17: Thành Cổ Loa được xây dựng gồm mấy vòng khép kín:

  • A. 1 vòng
  • B. 2 vòng
  • C. 3 vòng
  • D. 4 vòng

Câu 18: Trong khi xây dựng thành Cổ Loa nhân dân Âu Lạc gặp phải khó khăn:

  • A. Thời tiết khí hậu không tốt.
  • B. Công cụ đắp thành thô sơ.
  • C. Kinh nghiệm xây thành chưa có.
  • D. Lực lượng tham gia xây thành ít.

Câu 19: Những chỉ tiết nào sau đây chứng tỏ thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Âu Lạc:

  • A. Thành Cổ Loa được đắp thành ba vòng.
  • B. Đường đi lối lại trong thành quanh co, khúc khuỷu.
  • C. Với cách xây dựng độc đáo, một căn cứ quân sự lợi hại.
  • D. Cả ba chi tiết trên.

Câu 20: Thành Cổ Loa có tổng chiều dài chu vi khoảng

  • A. 14.000m
  • B. 15.000m
  • C. 16.000m
  • D. 17.000m

Câu 21: Vua và quan lại Âu Lạc sống ở

  • A. thành nội
  • B. thành trung
  • C. thành ngoại
  • D. không sống trong thành Cổ Loa.

Câu 22: Công trình thành Cổ Loa của An Dương Vương:

  • A. Là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm khi trình độ kĩ thuật chung còn thấp. 
  • B. Là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Àu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
  • C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
  • D. Cả ba câu trên.

Câu 23: Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc đó là:

  • A. Dao găm.
  • B. Nỏ.
  • C. Giáo mác.
  • D. Rìu chiến.

Câu 24:  Người sau hay gọi Thành Cổ Loa là Loa Thành vì:

  • A. Nằm ở vùng đất Cổ Loa
  • B. Hình dáng thàn thắt lại như Cổ lọ hoa
  • C. Thành gồm ba vòng khép kín theo hình soáy trôn ốc
  • D. Thành giống hình Cái Loa

Câu 25: Những di vật được tìm thấy tại các di chỉ về Người tôi cổ ở nước ta được chế tác bằng chất liệu:

  • A. Đá.
  • B. Đồng thau.
  • C. Đất.
  • D. Sắt.

Câu 26: Thời xa xưa, nước ta là một vùng

  • A. rừng núi rậm rạp với nhiều hang động mái đá.
  • B. đồng bằng rộng lớn.
  • C. nhiều núi lửa.
  • D. biển

Câu 27: Trong quá trình sinh sống, phát triển, Người tối cổ đã biết:

  • A. Làm nhà để ở.
  • B. Cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn.
  • C. Cải tiến công cụ, phát triển nghề nông trồng lúa nước.
  • D. Trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 28: Những chiếc rìu của Người tinh khôn được làm bằng

  • A. đồng
  • B. sắt
  • C. hòn cuội
  • D. hợp kim

Câu 29: Công cụ chủ yếu của Người tinh khôn trong giai đoạn đầu là:

  • A. Chiếc rìu bằng đá, hòn cuội.
  • B. Ghè đẽo còn thô sơ.
  • C. Có hình thù rõ ràng.
  • D. Cả ba câu đều đúng.

Câu 30: Người tối cổ ở Việt Nam chuyển thành Người tinh khôn vào khoảng

  • A. 1 – 2 vạn năm trước đây
  • B. 2 – 3 vạn năm trước đây
  • C. 3 – 4 vạn năm trước đây
  • D. 4 – 5 vạn năm trước đây

Câu 31: Chủ nhân của nền văn hoá mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam đó là: 

  • A. Hoa Lộc.
  • B. Sa Huỳnh. 
  • C. Phùng Nguyên.
  • D. Đồng Nai.

Câu 32: Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?

  • A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn
  • B. Rìu được mài có vai
  • C. Còn thô sơ
  • D. Được mài nhẵn và cân xứng

Câu 33: So với đồ đá, đồ đồng ưu Việt hơn bởi vì:

  • A. Đồ đồng cứng hơn.
  • B. Đồ đồng có công cụ đa dạng hơn.
  • C. Đồ đồng dễ tìm hơn.
  • D. Đồ đồng dễ sản xuất hơn.

Câu 34: Hiện vật tìm thấy ở Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) có niên đại cách đây:

  • A. Khoảng 3500 - 4000 năm.
  • B. Khoảng 3000 - 4000 năm.
  • C. Khoảng 2000 - 4000 năm.
  • D. Khoảng 2500 - 4000 năm.

Câu 35: Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

  • A. Sơn Vi
  • B. Óc Eo
  • C. Phùng Nguyên
  • D. Đồng Nai

Câu 36: Bằng chứng chứng tỏ người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết luyện kim:

  • A. Những cục xi đồng, dùi đồng...
  • B. Những lớp vỏ sò dày.
  • C. Dấu vết thóc gạo cháy.
  • D. Dấu vết các lò nung.

Câu 37: Việc phát mình ra kĩ thuật luyện kim có ý nghĩa:

  • A. Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
  • B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
  • C. Hinh thức đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 38: Người phương Đông cổ đại đều sử dụng loại chữ:

  • A. Chữ Nôm.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ tượng hình.
  • D. Hệ thông chữ cái a, b. c.

Câu 39: Đền Pác-tê-nông ở đâu?

  • A. A-ten
  • B. Rô – ma
  • C. Lưỡng Hà
  • D. Ai Cập

Câu 40: Hệ thống chữ số kế cả số 0 mà hiện nay ta đang dùng là phát minh của:

  • A. Người Ai Cập.
  • B. Người Ấn Độ.
  • C. Người Hi Lạp.
  • D. Người Trung Quốc

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỂ KỈ X

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ