Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc thế kỉ X (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc thế kỉ X (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?  

  • A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua
  • B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua
  • C. Lý Phật Tử lên ngôi vua
  • D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Câu 2: Người tinh khôn sống khoảng

  • A. 30 vạn năm
  • B. 25 vạn năm
  • C. 32 vạn năm
  • D. 40 vạn năm

Câu 3: Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?

  • A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.
  • B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.
  • C. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.
  • D. Kết thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang. 

Câu 4:  Lúc quân Nam Hán kéo quân vào Bạch Đằng là lúc

  • A. thủy triều đang xuống
  • B. thủy triều đang lên
  • C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm
  • D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm

Câu 5: Vì sao cư dân Sơn Vi- Hòa Bình- Bắc Sơn lại thường tìm cách cải tiến công cụ lao động trong quá trình sinh sống?

  • A. Để cải thiện đời sống vật chất
  • B. Để nâng cao đời sống tinh thần
  • C. Để phục vụ nhu cầu trị thủy.
  • D. Để chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc xung quanh

Câu 6: Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

  • A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
  • B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.
  • C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.
  • D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì

Câu 7: Cấm Khê (Ba Vì-Hà Tây) là

  • A. Nơi cầm cự quyết liệt và hi sinh của Hai bà Trưng
  • B. Vùng đất lịch sử
  • C. Nơi Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên
  • D. Vùng đất linh thiên

Câu 8: Điểm tiến bộ về công cụ lao động của người tinh khôn cách đây 12000 - 4000 năm so với người tối cổ là gì?

  • A. Sử dụng công cụ kim khí
  • B. Biết đến kĩ thuật mài
  • C. Áp dụng kĩ thuật ghè đẽo
  • D. Biết kĩ thuật khoan, đục lỗ, tra cán

Câu 9: Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?  

  • A. Lưu Cung
  • B. Lưu Nham
  • C. Lưu Ẩn
  • D. Lưu Hoằng Tháo

Câu 10: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • A. Chia thành cấm quân và quân địa phương
  • B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ
  • C. Chia thành cấm binh và hương binh
  • D. Chưa có quân đội

Câu 11:  Ý nghĩa quan trọng nhất của thuật luyện kim ra đời

  • A. Cuộc sống ổn định
  • B. Của cải dư thừa
  • C. Năng xuất lao động tăng lên
  • D. Công cụ được cải tiến

Câu 12: Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?  

  • A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc
  • B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch
  • C. Lập lại sổ hộ khẩu
  • D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới

Câu 13: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ phủ? 

  • A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.
  • B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.
  • C. Loại bỏ chính sách đồng hóa.
  • D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí.

Câu 14: Sự phân công công việc trong xã hội thế kỉ X ở Việt Nam như thế nào?

  • A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà
  • B. Nam nữ chia đều công việc
  • C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm
  • D. A, B đúng

Câu 15: Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?

  • A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta.
  • B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
  • C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam.
  • D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. 

Câu 16: Năm 937 Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để

  • A. Mở rộng vùng kiểm soát
  • B. Chuẩn bị đánh quân xâm lược
  • C. Ra gần quê
  • D. Trừng trị Kiều Công Tiễn làm phản

Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đặc điểm đồ dùng phục vụ sản xuất và sinh hoạt thời Đông Sơn?

  • A. Đa dạng về loại hình.
  • B. Đồ đồng gần như thay thế đồ đá
  • C. Kĩ thuật chế tác đạt trình độ cao
  • D. Đồ đá vẫn chiếm vị trí chủ yếu

Câu 18: Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?

  • A. Khi nước triều lên
  • B. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm
  • C. Khi nước triều rút
  • D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng

Câu 19: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ đâu?  

  • A. Chữ tượng hình
  • B. Chữ Phạn
  • C. Chữ hình nêm
  • D. Chữ tượng ý

Câu 20: Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra

  • A. Giao Chỉ
  • B. Cửu Chân
  • C. Nhật Nam
  • D. huyện Tượng Lâm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỂ KỈ X

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ