Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chương 1: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Theo quan điểm của Đác-uyn, loài người tiến hóa từ

  • A. một loài khỉ                                                 
  • B. một loài vượn cổ
  • C. mộ loài tinh tinh
  • D. một loài đười ươi

Câu 2:  Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?

  • A. Con người
  • B. Thượng đế
  • C. Vạn vật
  • D. Chúa trời

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời thời gian nào?

  • A. Cuối thiên niên kỷ thứ IV
  • B. Cuối thiên niên kỷ thứ V
  • C. Cuối thiên niên kỷ thứ III
  • D. Cuối thiên niên kỷ thứ I

Câu 4: Người tinh khôn cách đây bao nhiêu năm?

  • A. 2 vạn năm
  • B. 3, 5 vạn năm
  • C. 4 vạn năm
  • D. 5 vạn năm

Câu 5: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì?

  • A. Chế độ phong kiến
  • B. Chế độ chuyên chế
  • C. Chiếm hữu nô lệ
  • D. Quân chủ lập hiến

Câu 6: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

  • A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác
  • B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất
  • C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất
  • D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất

Câu 7: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm mấy tầng lớp nào?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?

  • A. Sự xuất hiện của công cụ kim khí
  • B. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu
  • C. Sự phát triển của sản xuất
  • D. Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người 

Câu 9: Loại công cụ nào ở vùng Địa Trung Hải đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển?

  • A. Công cụ bằng đá
  • B. Công cụ bằng đồng
  • C. Công cụ bằng sắt
  • D. Thuyền buồm vượt biển

Câu 10:  "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống' đó là câu danh ngôn của ai?

  • A. Xi-xê-rông
  • B. Hê-ra-chít
  • C. Xanh-xi-mông
  • D. Đê-mô-crit

Câu 11: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở lưu vực các sông lớn?

  • A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất 
  • B. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán
  • C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
  • D. Do có điều thuận lợi để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 12: Đời sống của thị tộc đã cao hơn, đầy đủ hơn so với người tối cổ ở điểm nào?

  • A. Họ đã biết làm nhà chòi để ở
  • B. Chế tạo công cụ
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 13: Việc sáng tạo ra chữ viết của các cư dân cổ đại không mang ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Là thước đo đánh giá trình độ nền văn minh
  • B. Giúp lưu giữ thông tin
  • C. Là cơ sở để truyền bá văn hóa rộng rãi
  • D. Là cơ sở quan trọng tạo ra lịch pháp. 

Câu 14: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?

  • A. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2003
  • B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002
  • C. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2004
  • D. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2005

Câu 15: Tại sao nói các hiểu biết khoa học từ thời phương Đông cổ đại đến thời Hi Lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học?

  • A. Do được ghi chép có hệ thống và mang tính khái quát hóa cao
  • B. Do được ghi chép cẩn thẩn
  • C. Do các lĩnh vực nghiên cứu khoa học được mở rộng
  • D. Do xuất hiện các nhà khoa học chuyên nghiên cứu một vấn đề cụ thể

Câu 16: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:

  • A. Âm Lịch
  • B. Dương Lịch
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 17: Tìm ra số 0 là phát minh của quốc gia cổ đại nào?

  • A. Trung Quốc                                
  • B. Ấn Độ.
  • C. Lưỡng Hà.
  • D. Hi Lạp. 

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây?

  • A. Nền tảng kinh tế                 
  • B. Thể chế chính trị
  • C. Thời gian ra đời
  • D. Cơ cấu xã hội

Câu 19: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Các bài nghiên cứu khoa học

Câu 20: Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

  • A. Thể hiện sức mạnh của đất nước
  • B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh
  • C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua
  • D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỂ KỈ X

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ