Câu 1: Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh:
- A. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam.
- B. Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
- C. Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.
-
D. Câu A và B đúng.
Câu 2: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa:
- A. Đồng Nai.
- B. Óc Eo.
-
C. Sa Huỳnh.
- D. Đông Sơn.
Câu 3: Quận Nhật Nam gồm
- A. 4 huyện
-
B. 5 huyện
- C. 6 huyện
- D. 7 huyện
Câu 4: Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp:
- A. Mai Thúc Loan.
- B. Phùng Hưng.
-
C. Khu Liên.
- D. Các vua Lâm Ấp.
Câu 5: Hoàn cảnh nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập:
-
A. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
- B. Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
- C. Nhà Hán lúc đó suy yếu.
- D. Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.
Câu 6: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ
- A. chữ Hán
-
B. chữ Phạn
- C. chữ La tinh
- D. chữ Nôm
Câu 7: Nước Chăm-pa thể kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?
- A. Phía bắc đến Quảng Trị, phía nam đến Phan Rang.
-
B. Phía bắc đến Hoành Sơn, phía năm đến Phan Rang.
- C. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Thiết.
- D. Phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai.
Câu 8: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
- A. Lâm Tượng
-
B. Chăm pa
- C. Lâm pa.
- D. Chăm Lâm
Câu 9: Kinh đô của nước Cham-pa ban đầu đóng ở:
- A. Sa Huỳnh - Quảng Nam
-
B. Trà Kiệu - Quảng Nam.
- C. Hội An - Quảng Nam.
- D. Thượng Lâm - Quảng Nam.
Câu 10: Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
- A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
- B. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
-
C. Các hoạt động quân sự.
- D. Giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc.
Câu 11: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
- A. Chùa Một Cột
- B. Chùa Tây Phương.
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn
- D. Cầu Trường Tiền
Câu 12: Người Chăm sống chủ yếu dựa vào:
-
A. Nghề nông trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
- B. Trồng trọt và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà...).
- C. Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
- D. Nghề đánh bắt cá.
Câu 13: Người Chăm còn trồng các loại cây công nghiệp như:
- A. Cây cả phê, cây cao su.
-
B. Cây bông, cây gai.
- C. Cây thuốc lá, cây điều.
- C. Cây chè, cây tiêu.
Câu 14: Có thể khẳng định nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh vì họ đã:
- A. biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
- B. biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
- C. biết buôn bán với nước ngoài.
-
D. tất cả các câu trên đúng.
Câu 15: Người Chăm đã có sáng tạo tiêu biểu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đó là:
- A. Sử dụng công cụ sắt để cày bừa.
- B. Dùng trâu bò kéo cày, bừa.
-
C. Dùng xe guồng nước đề đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
- D. Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.