Câu 1: Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã?
- A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.
-
B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
- C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
- D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí
Câu 2: Nhà nước Văn Lang được hình thành ở thế kỉ mấy?
-
A. Thế kỷ thứ VII TCN
- B. Thế kỷ thứ VI TCN
- C. Thế kỷ thứ V TCN
- D. Thế kỷ thứ IV TCN
Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập?
- A. Phong chức tước cho những người có công.
- B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.
- C. Thành lập chính quyền tự chủ.
-
D. Xá thuế ba năm liền cho dân.
Câu 4: Người tinh khôn chế tác công cụ đá như thế nào?
- A. Biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn
- B. Rìu có vai, công cụ bằng xương
- C. Bằng sừng, biết làm đồ gốm
-
D. A, B, C
Câu 5: Trong xã hội có gì phát triển mới ở thế kỉ X?
- A. Thay chế độ phụ hệ sang mẫu hệ
- B. Xã hội có sự phân công lao động
- C. Xã hội có sự phân chia giai cấp
-
D. Công cụ lao động được cải tiến, phong phú, đa dạng
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- A. Sự ủng hộ của nhân dân
-
B. Nhà Lương suy yếu
- C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân
- D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí
Câu 7: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn - Hạ Long sống:
- A. Riêng lẽ
- B. Sống theo gia đình
-
C. Từng nhóm, có cùng huyết thống
- D. Bầy đàn
Câu 8: Nét nổi bật của quốc gia Lâm Ấp đó là:
-
A. Lực lượng quân sự khá mạnh
- B. Lãnh thổ rộng lớn
- C. Đông dân
- D. Vua anh minh
Câu 9: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại thời gian nào?
- A. 10 năm (43-53)
-
B. 3 năm (40-43)
- C. 5 năm (40-45)
- D. 2 năm (40-42)
Câu 10: Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dan khác như thế nào?
- A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn
- B. Rìu được mài có vai
- C. Còn thô sơ
-
D. Được mài nhẵn và cân xứng
Câu 11: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã
-
A. bị tử trận
- B. ngụy trang trốn về nước
- C. bị quân ta bắt sống
- D. chui vào ống cống trở về nước.
Câu 12: Anh(chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
- A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương
- B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
-
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai
- D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa họ
Câu 13: Việc con người nguyên thủy chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi không mang ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp con người sống định cư lâu dài
- B. Tạo ra nguồn thức ăn ổn định
- C. Cơ sở hình thành xã hội phụ hệ
-
D. Nâng cao đời sống tinh thần cho con người
Câu 14: Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì?
-
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ
- B. Do nhà Đường bắt nhân dân cống nạp vải
- C. Tranh thủ cơ hội nhà Đường suy yếu
- D. Tranh thủ cơ hội nhà Lương suy yếu
Câu 15: Vì sao Khúc Thừa Dụ chỉ xưng tiết độ sứ mà không xưng vương?
-
A. Do muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ
- B. Do nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương
- C. Do Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương
- D. Do Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân
Câu 16: Xã hội Văn Lang không mang đặc điểm nào sau đây?
- A. Có sự phân chia giai cấp
- B. Mâu thuẫn giai cấp chưa quá sâu sắc
- C. Cư dân sống gắn bó trong các làng, chạ
-
D. Phân hóa giai cấp trong xã hội phát triển sâu sắc
Câu 17: Dưới thời Đường, ngoài thuế khóa, cống nạp sản vật quý hiếm, nhân dân ta còn phải cống nạp
- A. Sừng tê
- B. Ngọc Trai
- C. Đồi mồi
-
D. Quả vải mỗi mùa vụ đến
Câu 18: Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
- A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
- B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
- C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
-
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Câu 19: Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Champa?
- A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu
-
B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ
- C. Đều ở nhà sàn và ăn trầu
- D. Sống dưới chế độ quân chủ đứng đầu là vua
Câu 20: Để chuẩn bị cho cuộc chống quân xâm lược, Ngô Quyền tấn công vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn nhằm:
-
A. Trừ khử kẻ thù sau lưng trước khi quân Nam Hán vào
- B. Tiêu hao quân địch
- C. Chia rẽ lực lượng
- D. Hạn chế sức mạnh kẻ thù