Câu 1: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng
-
A. Nhiều thứ thuế khác nhau lao dịch và cống nạp
- B. Cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi
- C. Cống nạp sản phẩm quí
- D. Thuế khóa
Câu 2: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở
-
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả
- B. Ven đồi núi
- C. Trong thung lũng
- D. A, B, C
Câu 3: Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta, cách đây
-
A. 40-30 vạn năm
- B. 20 vạn năm
- C. 50 vạn năm
- D. 25 vạn năm
Câu 4: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
- A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.
- B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.
-
C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
- D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.
Câu 5: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?
- A. Lúa nước
-
B. Làm gốm
- C. Chăn nuôi
- D. Làm đồ trang sức
Câu 6: Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?
-
A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
- B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
- C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
- D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục
Câu 7: Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?
- A. Hán
- B. Tống
-
C. Đường
- D. Minh
Câu 8: Nguyên nhân chính nào khiến người tối cổ có xu hướng mở rộng địa bàn sinh sống theo thời gian?
-
A. Công cụ sản xuất phát triển
- B. Dân số tăng
- C. Nguồn thức ăn ở rừng núi dần cạn kiệt
- D. Đã tìm được cách trị thủy
Câu 9: Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã ?
-
A. đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
- B. thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
- C. phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
- D. thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
Câu 10: Việc Trưng Trắc được tôn làm vua và chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý nghĩa gì?
-
A. Khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trong lịch sử
- B. Lòng tự tôn dân tộc
- C. Phụ nữ nắm quyền
- D. Một triều đại mới được hình thành
Câu 11: Văn hóa Hoà Bình thuộc thời
- A. Đồ đá cũ
- B. Đồ đá mới
-
C. Đồ đá cũ sang đồ đá mới
- D. Đồ sắt
Câu 12: Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là?
- A. Thái úy
- B. An Nam Quốc Vương
-
C. Tiết độ sứ
- D. Thái thú
Câu 13: Nền văn hóa nào được hình thành ở khu vực Tây Nam Bộ và là cơ sở ra đời của nhà nước Phù Nam?
- A. Sa Huỳnh
- B. Đông Sơn
- C. Gò Mun
-
D. Óc Eo
Câu 14: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?
-
A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ
- B. Đoạt chức Tiết độ sứ
- C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu
- D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời
Câu 15: Thời nhà Đường, các hương xã ở An Nam do bộ phận nào cai quản?
- A. người Trung quốc cai quản.
- B. các Thái thú người Việt cai quản.
- C. người Trung Quốc và người Việt cai quản.
-
D. người Việt tự cai quản.
Câu 16: Đồ kim khí dần thay thế cho đồ đá trong đời sống người Việt cổ không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A. Sắc bén, có thể khai phá được nhiều vùng rộng lớn
- B. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- C. Tạo ra những công cụ bền hơn
-
D. Thúc sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 17: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối?
- A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc
- B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
- C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
-
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui
Câu 18: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?
-
A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang
- B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần
- C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu
- D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt
Câu 19: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?\
-
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
- B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
- C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
- D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc
Câu 20: Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?
- A. Ngô Quyền không thần phục nhà Nam Hán
- B. Trị tội Kiều Công Tiễn vì tiếm quyền
-
C. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán
- D. Ngô Quyền đoạt chức Tiết độ sứ của Kiều Công Tiễn