Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên nước ta:
- Địa điểm : Người tối cổ được tìm thấy ở :
- Hang Thẩm Khuyên , Thẩm Hai (Lạng sơn)
- Núi Đọ ,Quan Yên, (Thanh Hoá)
- Xuân Lộc (Đồng Nai)
- Thời gian: cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm.
- Công cụ và hiện vật: chiếc răng hoá thạch và rìu đá ghè đẽo thô sơ
2. Ở giai đoạn đầu Người tinh khôn sống như thế nào?
- Thời gian: Khoảng 3-2 vạn năm trước đây, Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn.
- Địa điểm : ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ)...
- Công cụ : những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
- Thời gian: Khoảng 12.000 đến 4.000 năm trước đây.
- Địa điểm : Ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)
- Công cụ : được cải tiến:
- Chế tác công cụ đá với kỹ thuật mài ở lưỡi sắc hơn.
- Ngoài ra có công cụ với các nguyên liệu khác nhau: bằng xương, bằng sừng và đồ gốm.
=> Vừa tạo điều kiện mở rộng sản xuất, vừa nâng cao dần cuộc sống.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 2: Nhìn trên lược đồ trang 26, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta?
Xem lời giải
Câu 3: Em thử so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20.
Xem lời giải
Câu 4: So sánh công cụ ở hình 20 với các công cụ ở hình 21, 22, 23.
Xem lời giải
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu: Thời gian, địa điểm chính, công cụ.
Xem lời giải
Câu 2: Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo?