Câu 1: Năm 1784, Giêm Oát đã
- A. Sáng chế ra máy kéo sợi Gienni
-
B. Phát minh ra máy hơi nước
- C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa
- D. Xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên
Câu 2: Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp là:
-
A. đã đưa nền kinh tế Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh.
- B. bộ mặt Pa-ri và các thành phố văn minh nhất thế giới.
- C. Pháp trở thành nước công nghiệp hiện đại.
- D. đời sống nhân dân Pháp phát triển vượt bậc.
Câu 3: Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Đức là:
- A. làm cho Đức không còn bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc gia.
- B. Đức trở thành cường quốc công nghiệp.
- C. đưa giai cấp tư sản Đức lên nắm quyền hành.
-
D. đưa tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục vào thế kỉ XIX.
Câu 4: Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là
-
A. Tư sản và vô sản
- B. Tư sản và tiểu tư sản
- C. Tư sản và quý tộc mới
- D. Tư sản công nghiệp và thương nghiệp
Câu 5: Chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước là thành quả của:
-
A. Et-mơn Cát-ri.
- B. Giêm Oát.
- C. Ác-crai-tơ.
- D. Xli-phen-xơn.
Câu 6: Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đây những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là:
-
A. nông nghiệp và giao thông vận tải.
- B. nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
- C. công nghiệp và thương nghiệp.
- D. nông nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Câu 7: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là:
- A. tư bản, nhân công.
- B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
-
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
- D. tư bản và các thiết bị máy móc.
Câu 8: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
- A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.
-
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
- C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVII.
- D. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII.
Câu 9: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Đó là:
- A. thành tựu của cách mạng công nghiệp.
- B. kết quả của cách mạng công nghiệp.
-
C. hệ quả của cách mạng công nghiệp.
- D. tính chất của cách mạng công nghiệp.
Câu 10: Cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu phát triển từ thời gian nào?
- A. Những năm 20 của thế kỉ XIX.
-
B. Những năm 30 của thế kỉ XIX.
- C. Những năm 50 của thế kỉ XIX.
- D. Những năm 30 của thế kỉ XVIII.
Câu 11: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
- A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
- B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
- C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
-
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 12: Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là
- A. Tốc độ sản xuất tăng vượt bậc
-
B. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”
- C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới
- D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh
Câu 13: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào?
- A. Từ đầu thế kỉ XVII
- B. Từ giữa thế kỉ XVII
-
C. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII
- D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII
Câu 14: Đến 1870, sản lượng than đá tăng từ 12 triệu tấn lên đến 26 triệu tấn. Công nghiệp luyện kim và hoá chất chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế của:
-
A. nước Đức.
- B. nước Anh.
- C. nước Pháp.
- D. nước Pháp và nước Đức.
Câu 15: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?
- A. Nông nghiệp
-
B. Công nghiệp dệt
- C. Chế tạo máy móc
- D. Luyện kim
Câu 16: Cho các sự kiện:
1. Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ.
2. Chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước đầu tiên.
3. Từ năm 1850 đến năm 1860, sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.
4. Được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
Hãy cho biết sự kiện nào thuộc cách mạng công nghiệp ở Anh
-
A. 1, 2, 4.
- B. 1, 2, 3.
- C. 3, 4.
- D. 1, 3, 4.
Câu 17: Cho các sự kiện:
1. Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
2. Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - "máy Gien-ni".
3. Crôm-tơn đa cải tiến máy mới kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:
- A. 2, 3, 1.
-
B. 2, 1, 3.
- C. 3, 2, 1.
- D. 3, 1, 2.
Câu 18: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là
- A. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc
- B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc
- C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa
-
D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”