Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á được hình thành gắn với:

  • A. Sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công…
  • B. Quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”.
  • C. Việc du nhập nền văn hóa Ấn Độ.
  • D. Sự đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo. 

Câu 2: Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?

  • A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.
  • B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
  • C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
  • D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.

Câu 3: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Ấn Độ giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 4: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Tần.
  • D. Nhà Chu.

Câu 5: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
  • B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
  • C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.
  • D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.

Câu 6: Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào?

  • A. Khoa học tự nhiên.
  • B. Kiến trúc.
  • C. Triết học và lịch sử.
  • D. Văn học – nghệ thuật.

Câu 7: Sau khi đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua eo biển ở điểm cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào đại dương và vùng biển này được đặt tên là:

  • A. Ấn Độ Dương
  • B. Thái Bình Dương
  • C. Đại Tây Dương
  • D. Bắc Băng Dương 

Câu 8: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó là những biện pháp gì?

  • A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
  • B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.
  • C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo.
  • D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.

Câu 9: Đâu không phải là tiền đề dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XIV-XV ?

  • A.Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương.
  • B. Phát minh đầu máy hơi nước thúc đẩy ngành hàng hải phát triển.
  • C. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.
  • D. La bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la.

Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

  • A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có pháo đài, nhà thờ, đất canh tác để cho nông nô sản xuất.
  • B. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phát hết sức dã man.
  • C. Tất cả những sản phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
  • D. Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ... riêng.

Câu 11: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?

  • A. Giấy Pa-pi-rút
  • B. Đất sét
  • C. Mai rùa
  • D. Vỏ cây

Câu 12: Đâu là hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản trong buổi đầu chống chế độ phong kiến?

  • A.Đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế thông qua việc thành lập các phường hội.
  • B. Đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị qua việc thành lập các trường đại học.
  • C. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
  • D. Tổ chức khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 13: Vào cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

  • A. Việt Nam 
  • B. Lào
  • C. Cam-pu-chia
  • D. Ba nước Đông Dương

Câu 14: Mục đích quan trọng nhất của giai cấp tư sản trong phong trào văn hóa Phục hưng là:

  • A. Khôi phục tinh hoa văn hóa Hi Lạp – Rô-ma cổ đại.
  • B. Đề cao giá trị con người, coi trọng quyền tự do cá nhân.
  • C. Đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Xây dựng một nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. 

Câu 15: Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là

  • A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng  của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.
  • B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
  • C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  • D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

Câu 16: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông  là

  • A. nông dân công xã.
  • B. nô lệ.
  • C. quý tộc.
  • D. tăng lữ.

Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

  • A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
  • B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn.
  • C. Thực chất vua cũng là một lãnh chúa lớn.
  • D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân đội. 

Câu 18: Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực?

  • A. “châu Á gió mùa”
  • B. “Châu Á thức tỉnh”
  • C. “châu Á lực địa” 
  • D. “châu Á bùng cháy”

Câu 19: Lãnh địa là biểu hiện của chế độ :

  • A. Phong kiến tập quyền 
  • B. Phong kiến phân quyền
  • C. Dân chủ tư sản
  • D. Dân chủ chủ nô 

Câu 20: Ngành sản xuất nào đóng vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Thương nghiệp.

Câu 21: Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần- Hán ở Trung Quốc là

  • A. trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
  • B. chế độ phong kiến Trung quốc hình thành và bước đầu được củng cố.
  • C. đây là chế độ trung ương tập quyền.
  • D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

Câu 22: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về

  • A. trình độ văn minh.
  • B. đẳng cấp xã hội.
  • C. trình độ kinh tế.
  • D. đặc điểm sinh học.

Câu 23: Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã

  • A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
  • B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
  • C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
  • D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 24: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm

  • A. toàn quý tộc.
  • B. các tầng lớp trong xã hội.
  • C. nông dân công xã và quý tộc.
  • D. toàn tăng lữ.

Câu 25: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A.Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
  • B. Hình thành tương đối sớm.
  • C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
  • D. Sớm đương đầu với sự xâm lấn của phương Bắc. 

Câu 26: Năm 1353 Pha Ngừm thành lập nước 

  • A. Lan Xang. 
  • B. Chân Lạp.
  • C. Lào.
  • D. Ai Lao.

Câu 27: Tộc người nào chiếm đa số ở Camphuchia ?

  • A. Người Môn 
  • B. Người Thái
  • C. Người Khơ-me
  • D. Người Kinh 

Câu 28: Văn hóa Phục hưng đề cao vấn đề gì?

  • A. Đề cao khoa học xã hội – nhân văn.
  • B. Đề cao tôn giáo.
  • C. Đề cao tự do cá nhân.
  • D. Đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.

Câu 29: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là

  • A. gia đình phụ hệ.
  • B. bộ lạc.
  • C. bầy người nguyên thủy.
  • D. thị tộc.

Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng về vương triều Mô-gôn ?

  • A.Xây dựng, củng cố đất nước theo hướng “Ấn Độ hóa”.
  • B. Là thời kì phát triển thịnh trị nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
  • C. Thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo và sắc tộc.
  • D. Thực hiện chính sách khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật. 

Câu 31: Vào cuối TK XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?

  • A. Việt Nam
  • B. Xiêm
  • C. Phi-lip-pin
  • D. Singapo

Câu 32: Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?

  • A. Đông Bắc Á
  • B. Đông Nam Á
  • B. Trung Quốc
  • D. Việt Nam

Câu 33: Đâu không phải là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ ?

  • A.Ki-tô giáo 
  • B. Phật giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Hin-đu giáo

Câu 34: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn giáo?

  • A. Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy.
  • B. Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma.
  • C. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo.
  • D. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy.

Câu 35: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí  quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A.  Nông nghiệp
  • B. Công nghiệp
  • C. Thương nghiệp
  • D. Giao thông vận tải

Câu 36:  Bốn phát minh kĩ thuật lớn của Trung Quốc là :

  • A. Giấy, in ấn, la bàn, ô tô
  • B. Giấy, in ấn, la bàn, kiến trúc
  • C. Giấy, in ấn, la bàn, thuốc súng 
  • D. Giấy, in ấn, thuốc súng, toán học 

Câu 37: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?

  • A. Anh, Pháp.
  • B. Anh, Tây Ban Nha.
  • C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  • D.  Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 38: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của công cụ sắt ra đời ?

  • A. Dẫn tới sự hình thành nhà nước đầu tiên.
  • B. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất.
  • C. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người làm ra một lượng sản phẩm thừa.
  • D. Phá vỡ nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy. 

Câu 39: Nền văn hóa Campuchia và văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa

  • A. Trung Quốc.
  • B. Việt Nam.  
  • C. Thái Lan. 
  • D. Ấn Độ.

Câu 40: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

  • A. lưới đánh cá.
  • B. cung tên.
  • C. làm đồ gốm.
  • D. đá mài sắc, gọn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập