Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?

  • A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
  • B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.
  • C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
  • D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.

Câu 2: Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 3: Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo ?

  • A. Độc tôn Nho giáo.
  • B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
  • C. Phát triển các tín ngưỡng dân gian.
  • D. Bài trừ Thiên Chúa giáo.

Câu 4: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?

  • A. Đó là sự bất lực của triều đại trước.
  • B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật.
  • C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực.
  • D. Đều do sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga ?

  • A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu”(9/1/1905) của 14 vạn công nhân Pê-téc-bua.
  • B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5/1905) của nông dân.
  • C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6/1905).
  • D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát –xcơ –va (12/1905).

Câu 6: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

  • A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
  • B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
  • C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
  • D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 7: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là

  • A. cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
  • B. lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản.
  • C. lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột.
  • D. lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 8: Nội dung nào không phải là tiền để của cuộc cách mạng công nghiệp?

  • A. Nguồn nhân công dồi dào
  • B. Thị trường rộng lớn
  • C. Có chỗ dựa là tôn giáo
  • D. Có nguồn vốn lớn

Câu 9: Triều đại nào của nước Đại Việt phải đương đầu với các cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên?

  • A. Lí.
  • B. Trần.
  • C. Hồ. 
  • D. Lê sơ.

Câu 10: Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản lâm thời đã

  • A. quyết định đầu hàng và xin đình chiến.
  • B. kiến quyết đứng lên chống Phổ đến cùng.
  • C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc.
  • D. giải tán lực lượng vũ trang.

Câu 11: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII là giữa những đẳng cấp nào?

  • A. Tăng lữ với quý tộc.
  • B. Tăng lữ với Đẳng cấp thứ 3.
  • C. Quý tộc với Đẳng cấp thứ 3. 
  • D.  Tăng lữ, quý tộc với Đẳng cấp thứ 3.

Câu 12: Thế kỉ XVII- XVIII ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất :

  • A. Hội An, Phố Hiến.
  • B. Thăng Long, Phố Hiến.
  • C. Thanh Hà, Phố Hiến.
  • D. Thăng Long, Hội An. 

Câu 13: Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về

  • A. tài chính và xuất khẩu tư bản.
  • B. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
  • C. xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
  • D. xuất khẩu tư bản, hải quan và thuộc địa.

Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X- XV?

  • A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
  • B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúc tiền, rèn vũ khí.
  • C. Các triều đại phong kiến đều khuyến khích ngoại thương phát triển.
  • D. Các triều đại phong kiến chú ý công tác thủy lợi, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu 15: Ngày 1/5/1886 ở Mỹ diễn ra sự kiện gì ?

  • A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Si-ca-gô.
  • B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Niu - ooc.
  • C. Cuộc tổng bãi công của công nhân Oa- sinh – tơn.
  • D. Cuộc tổng bãi công của công nhân Ca - li - phooc - ni - a.

Câu 16: Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là

  • A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội.
  • B. trị thủy, phân chia giai cấp.
  • C. phân chia giai cấp, trị thủy.
  • D. trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm.

Câu 17: Vào thời gian nào chủ nghĩa tư bản “ tự do” chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ?

  • A. Khoảng 50 năm cuối thế kỉ XIX.
  • B. Khoảng 40 năm cuối thế kỉ XIX.
  • C. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.
  • D. Khoảng 20 năm cuối thế kỉ XIX

Câu 18: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:

     “Người lính già đầu bạc

 Kể mãi chuyện Nguyên Phong”

Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?

  • A. Chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077).
  • B. Chống quân xâm lược nhà Nguyên (1288).
  • C. Chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
  • D. Chống quân xâm lược nhà Minh (1427).

Câu 19: Việc phát minh ra máy điện tín giữa thế kỉ XIX có tác dụng gì? 

  • A. Phục vụ cho một số ngành công nghiệp.
  • B. Giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.
  • C. Giúp cho nhà máy phát điện hoạt động.
  • D. Giúp cho sản lượng một số ngành tăng lên.

Câu 20: Dưới triều nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ?

  • A. Khoảng 250 cuộc khởi nghĩa.
  • B. Khoảng 400 cuộc khởi nghĩa.
  • C. Khoảng 500 cuộc khởi nghĩa.
  • D. Khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.

Câu 21: Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785?

  • A. Trần Ích Tắc. 
  • B. Nguyễn Ánh.
  • C. Lê Chiêu Thống. 
  • D. Trần Lộng.

Câu 22: Tính tiên phong của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?

  • A. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống chế độ Nga hoàng.
  • B. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống chế độ tư bản, phong kiến .
  • C. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống chế độ tư bản.
  • D. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống chế độ tư bản và Nga hoàng.

Câu 23: Vị vua nào đặt quốc hiệu nước ta Đại Cồ Việt?

  • A. Vua Đinh Tiên Hoàng.
  • B. Vua Lê Đại Hành.
  • C. Vua Lí Thái Tổ.
  • D. Vua Lí Thái Tông.

Câu 24: Cải tiến kỷ thuật trong cách mạng công nghiệp ở Anh được tiến hành đầu tiên trong lĩnh vực nào?

  • A. Dệt
  • B. Giao thông vận tải.
  • C. Thông tin liên lạc.
  • D. Luyện kim

Câu 25: Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?

  • A. Nguyễn Trãi.
  • B. Nguyễn Du.
  • C. Nguyễn Khuyến.
  • D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 26: Các triều đại phong kiến đều đề cao tôn giáo nhằm mục đích:

  • A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân.
  • B. Duy trì tôc ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
  • C. Đề cao tôn giáo nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã.
  • D. Đề cao các tôn giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc là để cầu hoà với các triều đại đó.

Câu 27: Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã?

  • A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
  • B. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
  • C. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân.
  • D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Câu 28: Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ phong kiến độc lập trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ TK V – TK X
  • B. TK X – XVIII
  • C. TK XI – XVI
  • D. TK XII – XV

Câu 29: Điểm mới trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn so với cư dân Ngườm và Sơn Vi là

  • A. săn bắt, hái lượm.
  • B. săn bắn, hái lượm.
  • C. trồng các loại rau, củ, quả.
  • D. săn bắn là chủ yếu.

Câu 30: Phát minh nổi tiếng của Nô-ben năm 1867à gì ?

  • A. Bóng đèn điện.
  • B. Động cơ đốt trong.
  • C. Thông tin vô tuyến điện.
  • D. Thuốc nổ.

Câu 31: Ai là tác giả của tác phẩm Ô châu cận lục ?

  • A. Dương Văn An.
  • B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • C. Lê Quý Đôn. 
  • D. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Câu 32: Nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc ?

  • A. Thành thị. 
  • B. Rừng núi.
  • C. Làng xóm ở nông thôn.
  • D. Cả nông thôn và thành thị

Câu 33: Sự kiện tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX diễn ra ở nước nào?

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Mỹ.

Câu 34: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra từ

  • A. năm 1627 đến năm 1672. 
  • B. năm 1545 đến năm 1592.
  • C. năm 1545 đến năm 1627. 
  • D. năm 1672 đến năm 1592.

Câu 35: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

  • A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
  • B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
  • C. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia.
  • D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 36: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

  • A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crom-oen.
  • B. Phu-ri-ê, ô-oen và Mông-te-xki-ơ.
  • C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
  • D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Câu 37: Ý nào phản ánh đúng sự phát triển của dòng văn học chính thống từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

  • A. Ngày càng phát triển mạnh.
  • B. Có phần suy thoái.
  • C. Khủng hoảng nghiêm trọng.
  • D. Phát triển thành trào lưu khá rầm rộ.

Câu 38: Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

  • A. Nam quốc sơn hà.
  • B. Bình Ngô đại cáo.
  • C. Hịch tướng sĩ.
  • D. Phú sông Bạch Đằng.

Câu 39: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp đã thể hiện mặt tiến bộ ở điểm nào?

  • A. Đề cao quyền tự do bình đẳng của con người.
  • B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
  • C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • D.  Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.

Câu 40: Ở Đàng Trong, Bên cạnh những quan xưởng gần giống như Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm đến các xưởng nào?.

  • A. Đúc tiền.
  • B. Đúc súng.
  • C. Đóng thuyền.
  • D. Đúc súng và đóng thuyền.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập