Câu 1: Vì sao trong các thế kỉ X - XV, thương nghiệp nước ta được mở rộng và phát triển?
- A. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- B. Đất nước được độc lập và thống nhất.
- C. Nhà nước quan tâm hàng đầu đến thương nghiệp.
-
D. Câu A và B đúng
Câu 2: Địa danh nào trên đất nước ta thời Lý, Trần trở thành một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ?
-
A. Thăng Long (Hà Nội)
- B. Hội An (Quảng Nam),
- C. Lạch Trường (Thanh Hóa)
- D. Tất cả các địa danh trên.
Câu 3: Nhà Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập:
-
A. điền trang.
- B. thái ấp.
- C. đồn điền.
- D. trang trại.
Câu 4: Gạch Bát Tràng được làm ở đâu trên đất nước ta?
-
A. Bắc Giang.
- B. Hà Nội.
- C. Hải Dương.
- D. Hưng Yên.
Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Từ thời...., nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp".
-
A. Đinh- Tiền Lê
- B. Lý
- C. Trần
- D. Lý-Trần
Câu 6: Thế ki X - XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đã tạo điều kiện cho sự hoà thuận giữa nhà nước và nhân dân nhờ:
-
A. chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp.
- B. đây mạnh sản xuất công nghiệp.
- C. mở rộng kinh tế đối ngoại.
- D. bãi bỏ các thứ thuế vô lí.
Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?
- A. Đất nước độc lập, thống nhất
-
B. Lãnh thổ trải rộng tè Bắc vào Nam
- C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất
- D. Nhân dân cả nước phấn khởi, ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất
Câu 8: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”là Câu ca dân gian nói về thời
- A. Tiền Lê
- B. Lý – Trần
- C. Hồ
-
D. Lê sơ
Câu 9: Từ thế ki XI- XV, ngành nào ở nước ta phát triển mạnh mẽ?
- A. Công nghiệp.
-
B. Nông nghiệp.
- C. Tiểu thủ công nghiệp.
- D. Thương nghiệp.
Câu 10: "Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt". Đó là đánh giá của ai?
- A. Lý Thái Tổ
- B. Trần Thánh Tông
-
C. Sứ giả nhà Nguyên (Trung Quốc)
- D. Sứ giả Ấn Độ
Câu 11: Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào?
- A. Nhà Lý
-
B. Nhà Trần
- C. Nhà Hồ
- D. Nhà Lê sơ
Câu 12: Một trong các yếu tố giúp thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ XI— XV phát triển là: .
-
A. do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
- B. do công nghiệp phát triển.
- C. do thương nghiệp phát triển.
- D. do ngoại thương phát triển.
Câu 13: Các vua thời nào hằng năm làm lễ cày ruộng Tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất?
- A. Thời Đinh, Tiền Lê.
- B. Thời Lý, Trần,
-
C. Thời Tiền Lê, Lý.
- D. Thời Lý, Trần, Lê,
Câu 14: Trên vùng biên giới Việt Trung, từ thời nào đã hình thành các điểm trao đổi hàng hóa?
- A. Nhà Đinh - Tiền Lê
-
B. Nhà Lý
- C. Nhà Trần
- D. Nhà Hồ
Câu 15: “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để
- A. Quan sát nhân dân đắp đê
-
B. Trông coi việc sửa chữa, đắp đê
- C. Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết
- D. Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai
Câu 16: Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn vào năm nào?
- A. 1225
- B. 1252
- C. 1247
-
D. 1248
Câu 17: “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?
- A. Nhà Lý
- B. Nhà Tiền Lê
- C. Nhà Trần
-
D. Nhà Lê sơ
Câu 18: Trong xã hội phong kiến, sự phát triển về kinh tế đưa đến hệ quả gì về mặt xã hội?
-
A. Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội
- B. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa
- C. Đại địa chủ bước lên vũ đài chính trị
- D. Mâu thuẫn giữa vua với nhân dân ngày càng tăng
Câu 19: Điền vào chỗ trống: "Thuyền buôn các nước phương Nam như ..... cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông Bắc"
- A. Ấn Độ, Trung Quốc
-
B. Gia-va, Xiêm, Ấn Độ
- C. Xiêm, Ấn Độ, Mã Lai
- D. Ấn Độ, Trung Quốc, Xiêm
Câu 20: Trong các thế kỉ X – XV, triều đại nào có những chính sách cụ thể để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?
- A. Đinh - Tiền Lê
- B. Lý -Trần
- C. Lê sơ
-
D. Lý, Trần, Lê sơ