A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
- Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên tiếp.
=>Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> nổi dậy dấu tranh.
- Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
- Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đem lại năng suất cao, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Các loại cây: sắn, khoai, ngô, bông…và cây ăn quả đều phát triển.
- Việc đắp đê, đào sông, làm thủy lợi được trú trọng.
- Đây cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao ( đúc đồng, dệt, gốm …)
- Một số nghề mới xuất hiện : khắc, in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài.
- Khai mỏ: một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
- Ở các đô thị thợ thủ công lập các phường hội.
3. Sự phát triển của thương nghiệp
- Nội thương : Ngày càng phát triển
- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi
- Làng buôn và các trung tâm buôn bán.
- Buôn bán giữa các vùng, miền phát triển.
- Ngoại thương : phát triển mạnh
- Thuyền buôn các nước đến nước ta buôn bán ngày càng tấp nập.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá cửa hàng buôn bán lâu dài.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Đàng ngoài: Thăng Long với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
- Đàng trong: Những đô thị mới như: Hội An ( Quảng Nam ), Thanh Hà ( Phú Xuân, Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
B. Bài tập & Lời giải
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 111 – sgk lịch sử 10
Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 112 – sgk lịch sử 10
- Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời
- Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay
Xem lời giải
Câu 3: Trang 114 – sgk lịch sử 10
- Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước
- Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
Xem lời giải
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 115 - sgk lịch sử 10
Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 115- sgk lịch sử 10
Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 115 - sgk lịch sử 10
Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?