Câu 1: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là:
- A. Năng lượng gió
- B. Năng lượng thuỷ triều
-
C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời
- D. Năng lượng địa nhiệt
Câu 2: Gió đất có đặc điểm?
-
A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
- B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
- C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
- D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.
Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây các lục địa do?
-
A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
- B. đặc điểm bề mặt đệm ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
- C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của tia bức xạ mặt trời khác nhau.
- D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.
Câu 4: Dao động thủy chiều lớn nhất khi?
- A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
- B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
- C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
-
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 5: Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo?
- A. Độ cao và hướng sườn của địa hình.
- B. Vị trí gần hay xa đại dương.
-
C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
- D. Các dạng địa hình ( đồi núi, cao nguyên ,... )
Câu 6: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:
-
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
- B. Hiện tượng El Nino
- C. Hiện tượng bão lũ
- D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất
Câu 7: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò?
- A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
-
B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.
- D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Câu 8: Frông khí quyển là:
- A. Mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
- B. Mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
-
C. Mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- D. Mặt ngăn cách giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa.
Câu 9: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
- A. Thảo nguyên. Đất đen.
-
B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu.
- C. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.
- D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).
Câu 10: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?
- A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
- B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
-
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
- D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 11: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có?
- A. Độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
- B. Độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
- C. Độ dài lớn hơn, có tầng granit.
-
D. Độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 12: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là?
-
A. Chế độ mưa.
- B. Địa hình.
- C. Thực vật.
- D. Hồ, đầm.
Câu 13: Gió Mậu dịch có hướng?
- A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
-
B. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
- C. tây nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
- D. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:
- A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
- B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
-
C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
- D. Chí tuyến lục địa và xích đạo
Câu 15: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đa và các khoang vật dưới tác động của sự?
- A. Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
-
B. Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- C. Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic.
- D. Hoạt đọng sản xuất của con người.
Câu 16: Ở độ cao 2000m của đỉnh núi có nhiệt độ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí sẽ là
- A. 30 độ C
- B. 32 độ C
- C. 35 độ C
-
D. 37 độ C
Câu 17: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?
-
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
- B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.
- C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
- D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
Câu 18: Ở mỗi bán cầu, tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí?
- A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
- B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
-
C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
- D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 19: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là?
- A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.
-
B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
- C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.
- D. Khai thác cát ở lòng sông.
Câu 20: Ven bờ đại dương , gần nơi có dông biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do?
- A. Phía trên dông biển nóng có khí áp thấp , không khí bốc lên cao gây mưa.
- B. Dông biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
-
C. Không khí trên dông biển nóng chứa nhiều hơi nước , gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
- D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra , gặp dông biển nóng ngưng tụ gây mưa.