Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”là

  • A. Trần Thủ Độ
  • B. Trần Quốc Tuấn
  • C. Trần Thừa
  • D. Trần Quang Khải

Câu 2: Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Khánh Dư.
  • C. Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Quang Khải.

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi to lớn ở:

  • A. vùng Quy Hóa.
  • B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
  • C. Đông Bộ Đầu.
  • D. Bạch Đằng.

Câu 4: Chiến thắng nào là chiến thắng quyết định đánh bại quân xâm lược Mông Nguyen của quân dân thời Trần?

  • A. Chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử
  • B. Chiến thắng Chương Dương
  • C. Chiến thắng Bạch Đằng
  • D. Chiến thắng Chương Dương, Vạn Kiếp

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống vào những năm 1075 - 1077?

  • A. Người chỉ huy là Lê Hoàn.
  • B. Người chỉ huy là Lý Thường Kiệt.
  • C. Người chỉ huy là Trần Hưng Đạo.
  • D. Người chỉ huy là Lý Công Uẩn.

Câu 6: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

  • A. Đánh hai nước Liêu, Hạ.
  • B. Đánh Chăm-pa để mở rộng lãnh thỏ.
  • C. Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ kiêng nể.
  • D. Giải hoà với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ.

Câu 7: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

  • A. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động (1426).
  • B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427).
  • C. Chiến thắng Chí Linh (1424).
  • D. Chiến thắng Diễn Châu (1425).

Câu 8: Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập được những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

  • A. Các vương hầu, quý tộc
  • B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân
  • C. Các bậc phụ lão có uy tín
  • D. Tất cả các thành phần trên

Câu 9: Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn năm 1427, đánh tan tành 10 vạn viện binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng phải rút về nước

  • A. Tốt Động, Chúc Động
  • B. Chỉ Lăng, Xương Giang,
  • C. Chương Dương, Vạn Kiếp
  • D. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? Ở đâu?

  • A. Năm 1417, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá.
  • B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An.
  • C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá.
  • D. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh.

Câu 11: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài từ năm nào đến năm nào?

  • A. Kéo dài từ năm 1418 - 1428.
  • B. Kéo dài từ năm 1417 - 1427.
  • C. Kéo dài từ năm 1418 - 1427.
  • D. Kéo dài từ năm 1417 - 1428.

Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

  • A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
  • B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
  • C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc
  • D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật

Câu 13: Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại

  • A. Biên giới Đại Việt
  • B. Kinh thành Thăng Long
  • C. Thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
  • D. Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý lần thứ hai gắn với tên tuổi của:

  • A. Lê Hoàn
  • B. Vua Lý Thường Kiệt.
  • C. Thái thú Lý Thường Kiệt.
  • D. Vua Lý Thánh Tông

Câu 15: Trong một số hoàn cảnh mới, nghĩa quân biết quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của mọi tầng lớp nhân dân. Đó là nguyên nhân của:

  • A. cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
  • B. cuộc kháng chiến chỗng Mông - Nguyên.
  • C. khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiên Lê.

Câu 16: Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông - Nguyên?

  • A. Diễn ra trong lần thứ nhất.
  • B. Diễn ra trong lần thứ hai.
  • C. Diễn ra trong lần thứ ba.
  • D. Diễn ra trong lân thứ nhất và lần thứ hai.

Câu 17: Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua:

  • A. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
  • B. Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông.
  • C. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Thủ Độ, Trần Cảnh, Trần Hưng Đạo.

Câu 18: Bài thơ “Nam quốc sơn hà”ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta
  • B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
  • C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt
  • D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống

Câu 19: Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện chủ trương gì để gây cho kẻ thù khó khăn?

  • A. Đánh bao vây.
  • B. Đánh du kích.
  • C. Đánh lâu dài.
  • D. Vườn không nhà trống.

Câu 20: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là

  • A. Bình Than và Diên Hồng
  • B. Bình Than và Bạch Đằng
  • C. Diên Hồng và Lam Sơn
  • D. Diên Hồng và Bạch Đằng

Câu 21: Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm nào?

  • A. 1070      
  • B. 1075
  • C. 1076     
  • D. 1077

Câu 22: Dưới triều Trần, nhân dân Đại Việt đã phải ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên, lần lượt vào các năm

  • A. 1258, 1285 và 1287 - 1288
  • B. 1258, 1285 và 1288
  • C. 1255, 1285 và 1287 - 1288
  • D. 1258, 1285, 1289

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐỀN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập