Câu 1: Chế độ dân chủ ở A-ten có Đại hội đồng, công dân tự do bao nhiêu tuổi trở lên được tham dự đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội?
- A. Nam từ 20 tuổi trở lên.
- B. Nam 18 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên
-
C. Nam từ 18 tuôi trở lên.
- D. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
Câu 2: Thành phố nào của Hi Lạp cổ đại có ngày bán hàng vạn nô lệ?
-
A. A-ten.
- B. At-tich
- C. Pi-re
- D. Câu A và B đúng
Câu 3: Cơ cấu giai cấp trong xã hội phương Tây thời cổ đại là:
- A. quý tộc, nông dân và bình dân.
- B. quý tộc tăng lữ, quý tộc quân sự và nô lệ.
- C. vua, bình dân và nô lệ.
-
D. chủ nô, bình dân, nô lệ.
Câu 4: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C có bao nhiêu chữ cái để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay:
- A. 20 chữ cái
-
B. 26 chữ cái
- C. 30 chữ cái
- D. 42 chữ cái
Câu 5: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
- A. Nông nghiệp.
-
B. Thủ công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 6: Thể chế dân chủ ở A-ten Hy Lạp dựa trên cơ sở nào?
- A. Bóc lột nông dân công xã
- B. Bóc lột người lao động
- C. Cộng hòa dân chủ
-
D. Bóc lột nô lệ.
Câu 7: Trong các quốc gia cỗ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
- A. Chủ nô.
-
B. Nô lệ.
- C. Nông dân.
- D. Quý tộc.
Câu 8: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
- A. Địa chủ và nông dân.
- B. Quý tộc và nông dân.
-
C. Chủ nô và nô lệ.
- D. Chủ nô và nông dân công xã.
Câu 9: Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, thị quốc A-ten như thế nào?
- A. Bị tiêu tàn do chiến tranh
-
B. Trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp
- C. Trở thành đế quốc mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải
- D. Trở thành một quốc gia độc lập
Câu 10: Rô-ma trở thành quốc gia mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải vào thời gian nào?
-
A. Thế kỉ III TCN.
- B. Thế kỉ II TCN.
- C. Thế kỉ IV TCN.
- D. Thế kỉ V TCN.
Câu 11: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
- A. Thị dân.
-
B. Thương nhân.
- C. Nô lệ.
- D. Bình dân.
Câu 12: “Lịch sử Rô-ma” và “Phong tục người Giec-man” là tác phẩm lịch sử nỗi tiếng của ai?
- A. Hê-rô-đôt.
-
B. Ta-xít.
- C. Tu-xi-đít.
- D. Xtra-bôn..
Câu 13: Trong các quốc gia cổ đại ở Địa Trung Hải, quốc gia nào sử dụng và đối xử với nô lệ tàn tệ nhất?
-
A. Rô-ma.
- B. Hi Lạp.
- C. Ba Tư.
- D. Tất cả các nước trên.
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Xpac–ta-cut diễn ra vào năm nào?
-
A. Năm 73 TCN.
- B. Năm 71 - 73 TCN.
- C. Năm 71 - 72 TCN.
- D. Năm 476 - 477.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút đã tác động như thế nào đối với chế độ chiếm nô Rô-ma?
- A. Làm sụp đỗ hoàn toàn chế độ chiếm nô Rô-ma.
-
B. Làm lung lay tận gốc chế độ chiếm nô Rô-ma.
- C. Làm thay đổi cách cai trị của chủ nô Rô-ma.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 16: Những thành tựu văn hóa nào của phương Tây cổ đại đã đặt nên móng cho văn minh nhân loại?
- A. Lịch và chữ viết.
- B. Thiên văn học.
-
C. Chữ viết, lịch, thiên văn học, toán học, văn học, sử học, công trình kiến trúc.
- D. Lịch, chữ viết, toán học.
Câu 17: So với các quốc gia cỗ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có thế mạnh kinh tế gì?
- A. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế.
- B. Có điều kiện để phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
-
C. Có thế mạnh về kinh tế thương nghiệp.
- D. Có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 18: Thể chế chính trị của phương Tây thời cổ đại là:
- A. quân chủ chuyên chế
- B. dân chủ cộng hòa.
- C. quân chủ chủ nô
-
D. Dân chủ chủ nô
Câu 19: Xpac-ta-cút là người nước nào?
- A. Rô-ma.
-
B. Hi Lạp.
- C. Ba Tư.
- D. Ai Cập.
Câu 20: Ai là tác giả cuỗn “Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp- Ba Tư”?
- A. Tu-xi-đít.
-
B. Hê-rô-đôt.
- C. Xta-bôn.
- D. Ê-xin.
Câu 21: Ai là tác giả cuốn “Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-ne”?
- A. Hê-rô-đôi
- B. Taxít.
-
C. Tu-xi-đí
- D. Xura-bôn.
Câu 22: Khoa học đến Hi Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì một trong các lí do sau:
- A. Đạt tới đỉnh cao của khoa học nhân loại.
-
B. Thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
- C. Làm nền tảng cho mọi phát minh sau này.
- D. Có giá trị khoa học mãi đến ngày nay.
Câu 23: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nỗi tiếng của nước nào thời cô đại?
-
A. Hi Lạp.
- B. Ai Cập.
- C. Rô-ma.
- D. Trung Quốc.
Câu 24: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đô sộ, hoành tráng và (thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cỗ đại nào?
- A. Hi Lạp.
- B. Ấn Độ.
- C. Trung Quốc.
-
D. Rô-ma.
Câu 25: Thể chế dân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải quy định, những người lao động chủ yếu trong xã hội thì:
- A. được hưởng mọi quyền dân chủ.
- B. được tham dự đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội.
-
C. không có quyền công dân.
- D. không được bầu cử và hưởng chế độ trợ cấp xã hội
Câu 26: Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới “Người lực sĩ ném đĩa”, “Thần Vệ nữ Mi lô” của nước nào?
-
A. Hi Lạp.
- B. Ấn Độ.
- C. Trung Quốc.
- D. Rô-ma.
Câu 27. Điều kiện tự nhiên ở phương Tây thời cổ đại khác với phương Đông thời kì này là:
-
A. đất đai ít, không màu mỡ, đất ven đồi, khô cằn.
- B. không có các dòng sông như phương Đông.
- C. không có điều kiện đề phát triển thủ công nghiệp.
- D. giao lưu, đi lại khó khăn.
Câu 28. Một trong những biểu hiện về thân phận của người nô lệ trong các quốc gia phương Tây thời cổ đại là:
-
A. không có quyền định đoạt thân phận của mình.
- B. không có tài sản cá nhân.
- C. bị ép buộc lao động.
- D. tự sinh sống bằng lao động của bản thân.