Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Để trở thành một người năng động sáng tạo, chúng ta cần rèn luyện theo cách nào trong những cách sau?

  • A. Tuyệt đối không tham khảo người đi trước.
  • B. Luôn phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn có trong trách vở.
  • C. Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • D. Trước các tình huống trong cuộc sống cần xử lí theo ý mình.

Câu 2: Để trở thành người năng động, sáng tạo, chúng ta cần tránh hành vi nào trong những hành vi sau đây?

  • A. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
  • B. Chủ động học tập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động.
  • C. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp  học tập.
  • D. Làm theo ý mình, tuyệt đối không tham khảo người đi trước.

Câu 3: Em đồng tình với hành vi nào sau đây?

  • A. Hoa luôn học thuộc lòng tất cả các bài giảng của giáo viên.
  • B. Ông M tìm tòi, thiết kế ra máy cắt cỏ tiện lợi.
  • C. Hạnh áp dụng nguyên xi kinh nghiệm học tập của các bạn học giỏi.
  • D. Anh K sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập.

Câu 4: Em không đồng tình với hành vi nào sau đây?

  • A. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới.
  • B. Ngọc luôn học thuộc lòng các bài giải của cô giáo.
  • C. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa.
  • D. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Câu 5: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo?

  • A. Học một biết mười.                                             
  • B. Khôn ba năm dại một giờ.
  • C. Đói cho sạch, rách cho thơm.                             
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 6: Anh T đi mua xăng bị đong thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm gì trong kinh doanh?

  • A. Kê khai không đúng số vốn.                               
  • B. Trốn thuế.
  • C. Gian lận.                                                            
  • D. Kinh doanh hàng lậu.

Câu 7: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là

  • A. vốn viện trợ ODA của nước ngoài.
  • B. sự đóng góp của Việt Kiều.
  • C. tiền lãi từ nguồn hàng xuất khẩu.
  • D. từ thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Công ti H kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ti H đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

  • A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  • C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
  • D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.

Câu 9: Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế là:

  • A. vi phạm kỉ luật.                                                   
  • B. vi phạm pháp luật.
  • C. vi phạm hành chính.                                           
  • D. không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 10: Anh Hoà 20 tuổi, có sức khoẻ bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này , anh Hoà đã

  • A. vi phạm pháp luật về lao động.                           
  • B. vi phạm quyền lao động.
  • C. không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.   
  • D. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Câu 11: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

  • A. Dân chủ công khai.    
  • B. Dân chủ đa số.            
  • C. Dân chủ gián tiếp.      
  • D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 12: Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?

  • A. Quyền dân biết về các công việc chung.
  • B. Quyền dân bàn về các công việc chung.
  • C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.
  • D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.

Câu 13: Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?

  • A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do dân chủ.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. 

Câu 14: Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

  • A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
  • B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
  • C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.
  • D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.

Câu 15: Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?

  • A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.
  • B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.
  • C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.
  • D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 16: Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?

  • A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.
  • B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.
  • C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.
  • D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.

Câu 17: Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

  • A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
  • C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.
  • D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.

Câu 18: Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

  • A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.
  • B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương.
  • C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.
  • D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.

Câu 19: Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc?

  • A. Trốn tập quân sự trong trường học.                    
  • B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.
  • C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.    
  • D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

Câu 20: Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?

  • A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ
  • B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện  phẩm chất này
  • C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ
  • D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm

Câu 21: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người

  • A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau                 
  • B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc
  • C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình                
  • D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Câu 22: Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có.Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều.Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình.Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?

  • A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ
  • B. Người sống thiếu tình cảm gia đình
  • C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con
  • D. Con người có cá tính, thích độc lập 

Câu 23: Em hãy lựa chọn  trong số những việc làm sau để rèn luyện ý thức pháp luật cho mình

  • A. Hạn chế ra ngoài đường để không vi phạm pháp luật
  • B. Học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật để trang bị cho mình
  • C. Tích cực, tự giác trong các phong trào văn nghệ
  • D. Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật

Câu 24: Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật

  • A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
  • C. Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập
  • D. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường

Câu 25: Chị Hằng đã có gia đình nhưng chồng đi công tác xa .Ở nhà chị có quan hệ lén lút với người đàn ông khác.Em nhận thấy chị Hằng trong câu chuyện trên là người như thế nào ?

  • A. Sống vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục của xã hội
  • B. Không có đạo đức và không tuân theo pháp luật
  • C. Sống vô  trách nhiệm với chồng và gia đình hai bên
  • D. Là người ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của mình

Câu 26: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách

  • A. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân.
  • B. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
  • C. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
  • D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Câu 27: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 28: Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?

  • A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
  • D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết

Câu 29: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.

Câu 30: Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

  • A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.
  • B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.
  • D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 31: M đang học lớp 9 thi bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà glàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này?

  • A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ.
  • B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó.
  • C. Đến thắng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn.
  • D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật.

Câu 32: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

  • A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý.
  • B. Chấp nhận chia tay theo yêu câu của hai gia đình.
  • C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tô chức đám cưới.
  • D. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời.

Câu 33: Hành vi nào dưới đây vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên?

  • A. Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiêm.
  • B. Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 08 giờ/ 01 ngày và 40 giờ/ 01 tuần.
  • C. Không sử dụng người chưa thành niên sản xuất, kinh doanh côn, rượu, bia, thuốc lá.
  • D. Tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

Câu 34: Chí công vô tư đem lại

  • A. lợi ích cá nhân mỗi người.                                  
  • B. lợi ích của xã hội chung.
  • C. lợi của một nhóm người.                                    
  • D. lợi ích tập thể và cộng đồng.

Câu 35: Theo em việc làm nào không chí công vô tư ?

  • A. Làm việc vì lợi ích chung.                                  
  • B. Giải quyết công việc công bằng.
  • C. Chỉ chăm lo lợi ích của mình.                            
  • D. Phân công trách nhiệm không thiên vi.

Câu 36: Hành vi nào dưới đây thể hiện không công bằng ?

  • A. Lớp trưởng ghi tên và nhắc nhở tất cả các bạn vi phạm kỷ luật.
  • B. Cô giáo phê bình và kỉ luật những bạn vi phạm nội qui lớp học.
  • C. Bạn Lan chỉ chuyên học tập, không tham gia hoạt động tập thể.
  • D. Lớp phó học tập nhắc nhở ghi tên những bạn bỏ bài, lười học.

Câu 37: Em đồng tình với việc làm nào sau đây ?

  • A. Giải quyết công việc thiên vị.                             
  • B. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân.
  • C. Dùng tiền bạc của nhà nước cho cá nhân.          
  • D. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.

Câu 38: Câu nói của Bác Hồ: “Phải để công việc, việc nước lên trên,lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây ?

  • A. Pháp luật và kỷ luật.                                           
  • B. Tôn trọng người khác.
  • C. Tôn trọng lẽ phải.                                               
  • D. Chí công vô tư.

Câu 39: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?

  • A. Bỏ qua lỗi cho nhân viên thân cận.                   
  • B. Bảo vệ ý kiến người đã giúp đỡ mình.
  • C.  Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.        
  • D. Dành đặc ân cho người có tiền.

Câu 40: Biểu hiện nào sau đây thể hiện chí công vô tư ?

  • A. Chỉ làm nhưng gì khi có lợi cho bản thân.
  • B. Không chịu hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể.
  • C. Giải quyết công việc ưu tiên  người nhà ,thân quen.
  • D. Phản đối hành vi cá nhân đi ngược lại lợi ích tâp thể. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.