Trắc nghiệm công dân 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là 

  • A. nghĩa vụ và danh dự.
  • B. trách nhiệm của công dân.
  • C. nghĩa vụ xây dựng Tổ quốc.
  • D. nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây chưa được đăng kí nghĩa vụ quân sự?

  • A. Học sinh, sinh viên đang đi học.
  • B. Nam, nữ đã kết hôn.
  • C. Người đang chịu hình phạt tù.
  • D. Công dân đã có việc làm ổn định.

Câu 3: Những thái độ, hành động nào sau đây góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

b. Tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

c. Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

d. Cảnh giác và chống lại mọi hành động xâm lược, can thiệp của nước ngoài.

e. Tập trung kiếm tiền bằng mọi giá.

f. Tham gia các lớp huấn luyện dân quân tự vệ.

g Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.

h. Bảo vệ bí mật quốc gia.

  • A. a, b, e, f, g, h.
  • B. a, b, c, e, f, g, h.
  • C. a, b, c, d, f, g, h.
  • D. a, b, c, d, g, h.

Câu 4: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt được gọi là .............................

  • A. chiến tranh nhân dân
  • B. tổng động viên
  • C. phòng thủ
  • D. quốc phòng

Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn đã chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng tại đâu?

  • A. Sông Bạch Đằng.
  • B. Ải Chi Lăng.
  • C. Gò Đống Đa.
  • D. Ải Nam Quan.

Câu 6: Theo quy định của Hiến pháp 1992, tội nào là nặng nhất?

  • A. Buôn bán ma túy.
  • B. Phản bội Tổ quốc.
  • C. Cướp giật.
  • D. Giết người.

Câu 7: Công dân nam giới ở độ tuổi nào phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

  • A. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi.
  • B. Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi.
  • C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
  • D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi.

Câu 8: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta, công dân nam đủ bao nhiêu tuổi thì được gọi nhập ngũ?

  • A. Đủ 19 tuổi.
  • B. Đủ 20 tuổi.
  • C. Đủ 17 tuổi.
  • D. Đủ 18 tuổi.

Câu 9: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam bao gồm những nội dung nào sau đây?

a. Bảo vệ nền độc lập và sự thống nhất của Tổ quốc.

b. Bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

c. Bảo vệ, giúp đỡ các nước bạn bè trên thế giới.

d. Bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

e. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân Việt Nam.

f. Bảo vệ các di sản văn hóa, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

g. Bảo vệ môi trường hòa bình và phát triển ổn định của đất nước.

h. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

  • A. b, c, d, e, f, g, h.
  • B. a, b, c, e, f, g, h.
  • C. a, b, d, e, f, g, h.
  • D. a, b, c, e, f, g, h.

Câu 10: Sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất tòa dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường được gọi là ............................

  • A. Tiềm lực quốc phòng
  • B. Sức chiến đấu
  • C. Khả năng tác chiến
  • D. Tiềm lực chiến tranh

Câu 11: Người anh hùng dân tộc nào đã chỉ huy những trận đánh nổi tiếng ở Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Ngồi, Khương Thượng, Đống Đa?

  • A. Nguyễn Huệ.
  • B. Trần Hưng Đạo.
  • C. Lê Lợi.
  • D. Lí Thường Kiệt.

Câu 12: Hiến pháp nước ta quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của ................

  • A. Toàn dân
  • B. Lực lượng vũ trang
  • C. Công an
  • D. Quân đội

Câu 13: Trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hàng động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế, được gọi là 

  • A. thời kì loạn lạc.
  • B. tình trạng đặc biệt.
  • C. tình trạng chiến tranh.
  • D. thiết quân luật.

Câu 14: Biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược là?

  • A. Tổng động viên.
  • B. Chiến tranh toàn diện.
  • C. Chiến tranh nhân dân.
  • D. Quốc phòng toàn dân.

Câu 15: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện ...............

  • A. Cả trong thời bình và thời chiến
  • B. Khi Tổ quốc thực sự lâm nguy
  • C. Khi Tổ Quốc bị xâm lăng
  • D. Khi nổ ra chiến tranh

Câu 16: Biện pháp quản lí nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện được gọi là 

  • A. thiết quân luật.
  • B. sẵn sàng chiến đấu.
  • C. giới nghiêm.
  • D. chính sách thời chiến.

Câu 17: Công dân nam, nữ trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự phải .............................

  • A. Nhập ngũ
  • B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự
  • C. Phục vụ quân sự

Câu 18: Bài thơ "Nam quốc sơn hà" xuất hiện gắn liền với sự kiện nào sau đây?

  • A. Chiến thắng chống quân Minh xâm lược 1427.
  • B. Chiến thắng Vạn Kiếp 1285.
  • C. Cuộc chiến chống Tống xâm lược 1076-1077.
  • D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.