Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là

  • A. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả.
  • B. buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập.
  • C. dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao.
  • D. tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?

  • A. Trong giờ học nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn
  • B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học...
  • C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập.
  • D. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn.

Câu 3: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scanl để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  • B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.
  • C. Việc làm hiệu quả, năng suất.
  • D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 4: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

  • A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.
  • B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.
  • C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.
  • D. Cả A và C.

Câu 5: Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

  • A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.
  • B. Lười làm, ham chơi.
  • C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.
  • D. Cả A,B,C

Câu 6: Đề làm Việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây?

  • A. Tích cực nâng cao tay nghề.
  • B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ.
  • C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật.
  • D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động.

Câu 7: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về

  • A. hình thức và mẫu mã
  • B. nội dung và hình thức.
  • C. nội dung và chất lượng
  • D. số lượng và mẫu mã.

Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

  • A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.
  • B. Làm việc vô trách nhiệm .
  • C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.
  • D. Cả A và C.

Câu 9: Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì?

  • A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.
  • B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả.
  • C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
  • D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm.

Câu 10: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì?

  • A. Mở sách giải ra chép cùng H.
  • B. Không dám làm vì sợ cô biết.
  • C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.
  • D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.

Câu 11: Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hớp nào dưới đây?

  • A. Người đã từng có vợ, có chồng
  • B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
  • C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
  • D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?

  • A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
  • B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.
  • C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
  • D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân?

  • A. Kết hôn giả, li hôn giả.
  • B. Cản trở việc tảo hôn.
  • C. Yêu sách của cải trong kết hôn.
  • D. Cản trở việc li hôn.

Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân?

  • A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
  • B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
  • C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.
  • D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

  • A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
  • B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
  • C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
  • D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 16: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình
  • B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái
  • C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
  • D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 17: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là

  • A. tái hôn
  • B. tảo hôn
  • C. li hôn.
  • D. kết hôn.

Câu 18: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

  • A. Một vợ, một chồng.
  • B. Một chồng, hai vợ.
  • C. Đánh nhau, cãi nhau.
  • D. Một vợ, hai chồng.

Câu 19: Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây?

Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.

Nói ra sợ chị em cười,

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

  • A. Cướp vợ
  • B. Trọng nam khinh nữ.
  • C. Tảo hôn
  •  D. Mê tín dị đoan.

Câu 20: Kết hôn là

  • A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
  • B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn
  • C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn
  • D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 21: Người lao động có nghĩa vụ

  • A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
  • B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
  • C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
  • D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyên làm việc của người lao động?

  • A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
  • B. Tìm việc làm theo trình độ nghê nghiệp của bản thân.
  • C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
  • D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật?

  • A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.
  • B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.
  • C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
  • D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?

  • A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.
  • B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phân duy trì và phát triên đất nước.
  • C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
  • D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.

Câu 25: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

  • A. cam kết trách nhiệm. 
  • B. hợp đồng kinh doanh.
  • C. hợp đồng lao động. 
  • D. thoả thuận buôn bán.

Câu 26: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

  • A. 15 tuổi.
  • B. Từ đủ 15 tuổi.
  • C. 18 tuổi.
  • D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 27: Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây?

  • A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
  • B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
  • C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi.
  • D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.

Câu 28: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới

  • A. 13 tuổi
  • B. 15 tuổi
  • C. 16 tuổi
  • D. 18 tuổi.

Câu 29: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

  • A. Lao động.
  • B. Sản xuất.
  • C. Hoạt động.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 30: Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi

  • A. xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật.
  • B. không kí hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng.
  • C. tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ.
  • D. thuê trẻ em 13 tuôi làm việc nặng nhọc, độc hại.

Câu 31: Đối tượng của vi phạm hành chính là

  • A. cá nhân.   
  • B. tổ chức.
  • C. cá nhân và tổ chức.   
  • D. Cơ quan hành chính.

Câu 32: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người

  • A. từ đủ 14 tuổi trở lên.   
  • B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. từ 18 tuổi trở lên.   
  • D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 33: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

  • A. Là hành vi trái pháp luật.
  • B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  • C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.
  • D. Tất cả ý trên.

Câu 34: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

  • A. Quốc hội
  • B. Chính phủ  
  • C. Viện Kiểm sát
  • D. Toà án.

Câu 35: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

  • A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
  • B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
  • C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 36: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

  • A. Giáo dục, răn đe là chính.
  • B. Có thể bị phạt tù.
  • C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
  • D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 37: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuôi từ đủ

  • A. 14 tuổi trở lên
  • B. 15 tuổi trở lên.
  • C. 16 tuổi trở lên
  • D. 18 tuổi trở lên.

Câu 38: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

  • A. hành vi vi phạm pháp luật.   
  • B. tính chất phạm tội.
  • C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.   
  • D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 39: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

  • A. Có.   
  • B. Không.
  • C. Tùy từng trường hợp.   
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 40: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ

  • A. 14 tuổi trở lên
  • B. 15 tuổi trở lên.
  • C. 16 tuổi trở lên
  • D. 18 tuổi trở lên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.