Câu 1: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?
-
A. Ăn cây nào, rào cây nấy.
- B. Cái khó ló cái khôn.
- C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
Câu 2: Đối lập với năng động và sáng tạo là?
- A. Làm việc máy móc, không khoa học.
- B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.
- C. Trông chờ vào người khác.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người
- A. thụ động
- B. lười biếng
-
C. năng động
- D. khoan dung.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo?
-
A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh.
- B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
- C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó.
- D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
Câu 5: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi
- A. chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.
- B. lười suy nghĩ khi gặp bài khó.
- C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.
-
D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.
Câu 6: Biểu hiện nào đưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo?
- A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.
-
B. Giúp mỗi người đạt được bắt cứ điều gì mình mong muốn.
- C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh.
- D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp.
Câu 7: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?
-
A. Năng động.
- B. Chủ động.
- C. Sáng tạo.
- D. Tích cực.
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
- A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.
-
B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
- C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.
- D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.
Câu 9: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
-
A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
- B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
- C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
- D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
Câu 10: Người có tính năng động sáng tạo
- A. luôn chờ đợi may mắn đến với mình.
- B. dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.
-
C. say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
- D. nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm những thành tựu của người khác.
Câu 11: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo
- A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
-
B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
- C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
- D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Câu 12: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?
-
A. Sáng tạo.
- B. Tích cực.
- C. Tự giác.
- D. Năng động.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?
- A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
- B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
-
C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
- D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.
Câu 14: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?
- A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.
- B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.
- C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.
-
D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.
Câu 15: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?
- A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.
- B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.
-
C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.
- D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi.
Câu 16: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?
- A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
-
B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống văn hóa.
Câu 17: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về
- A. làng nghề.
-
B. đạo đức.
- C. tín ngưỡng.
- D. nghệ thuật.
Câu 18: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?
-
A. Trọng nam khinh nữ.
- B. Kính già, yêu trẻ.
- C. Lá lành đùm lá rách.
- D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 19: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
-
A. Truyền thống thương người.
- B. Truyền thống nhân đạo.
- C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- D. Truyền thống nhân ái.
Câu 20: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?
- A. Đoàn kết với các bạn.
- B. Chăm chỉ học tập.
- C. Lễ phép với thây, cô giáo.
-
D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 21: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
- B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
-
C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
- D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Câu 22: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?
- A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
- B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
- C. Không cần rèn luyện.
-
D. Cả A và B.
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
- A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng.
- B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thương phê bình mình.
-
C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân.
- D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân.
Câu 24: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì?
- A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H.
- C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa.
-
D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo.
Câu 25: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, T phát hiện K (bạn thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào đề thê hiện chí công vô tư?
-
A. Thẳng thắn nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo.
- B. Cho K chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập.
- C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập.
- D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo.
Câu 26: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?
- A. Khiêm nhường.
-
B. Tự chủ.
- C. Trung thực.
- D. Chí công vô tư.
Câu 27: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
- A. Vội vàng quyết định mọi việc.
-
B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
- C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
- D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.
Câu 28: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Thật thà.
- C. Chí công vô tư.
-
D. Tự chủ.
Câu 29: Người tự chủ là người biết làm chủ
-
A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
- B. suy nghĩ của mình và của người khác.
- C. hành vi của mình và của người khác.
- D. tình cảm của mình để chi phối người khác.
Câu 30: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
- A. Có cứng mới đứng đầu gió
- B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
-
C. Đứng núi này trông núi nọ
- D. Một điều nhịn chín điều lành.
Câu 31: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người:
- A. độc đoán.
- B. liêm khiết.
- C. tự lực
-
D. tự chủ.
Câu 32: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
-
A. E là người tự chủ.
- B. E là người trung thực.
- C. E là người thật thà.
- D. Q là người khiêm nhường.
Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
- A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
- B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
-
C. Hay nồi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh.
- D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
Câu 34: Biểu hiện nào dưới đây là thiểu tự chủ?
- A. Kiên định bảo vệ lẽ phải
-
B. Gió chiều nào che chiều ấy
- C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo
- D. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp
Câu 35: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ
- A. Báo cáo cô giáo.
-
B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
- C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
- D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.
Câu 36: Xu thế chung của thế giới hiện nay là
- A. chạy đua vũ trang
- B. đối đầu thay đối thoại.
- C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
-
D. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 37: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?
- A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
- B. Cãi nhau với hàng xóm.
- C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
-
D. Cả A,B,C.
Câu 38: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?
- A. Hợp tác.
-
B. Hòa bình.
- C. Dân chủ.
- D. Hữu nghị.
Câu 39: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
- A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
- B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
-
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
- D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột
Câu 40: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
- A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
- B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
- C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
-
D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.