Trắc nghiệm công dân 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

  • A. Con người.
  • B. Máy móc hiện đại.
  • C. Cơ sở vật chất.
  • D. Khoa học – Kĩ thuật.

Câu 2: Luận điểm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

  • A. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.
  • B. Tham gia các hoạt động xã hội.
  • C. Phải đi chơi nhiều để tận hưởng hết thanh xuân.
  • D. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

Câu 3: Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 4: Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

  • A. Tham gia các tệ nạn xã hội.
  • B. Buôn bán chất ma túy.
  • C. Chơi cờ bạc.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 5: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

  • A. 1850.
  • B. Đầu thế kỉ XX.
  • C. Đầu thế kỉ XIX.
  • D. 1750.

Câu 6: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 7: Sự quan trọng trong thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

  • A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước
  • B. Sản Xuất trì trệ
  • C. Doanh thu hàng hóa cao
  • D. Cả A, C.

Câu 8: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là?

  • A. Tích cực nghiên cứu khoa học.
  • B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.
  • C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 9: Quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam bắt đầu từ ............................

  • A. Thế kỉ XXI
  • B. Năm 1986
  • C. Thời Pháp thuộc
  • D. Sau năm 1945

Câu 10: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ?

  • A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
  • B. Tham gia các hoạt động xã hội.
  • C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 11: Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế trị thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm .....................,  huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển...”

  • A. Lực lượng chủ yếu
  • B. Động lực chủ yếu
  • C. Mục tiêu chính
  • D. Lực lượng nóng cốt

Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 13: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyến đổi từ cơ cấu kinh tế

  • A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.
  • B. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.
  • C. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả hợp lí.
  • D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả bất hợp lí.

Câu 14: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

  • A. Con người.
  • B. Khoa học – Kĩ thuật.
  • C. Máy móc hiện đại.
  • D. Cơ sở vật chất.

Câu 15: Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 16: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?

  • A. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.
  • B. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
  • C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Câu 17: Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò?

  • A. Lực lượng nòng cốt.
  • B. Lực lượng quyết định.
  • C. Lực lượng tinh nhuệ.
  • D. Lực lượng chủ yếu.

Câu 18: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu

  • A. lao động. 
  • B. ngành nghề. 
  • C. vùng, lãnh thổ.  
  • D. dân số

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.