Trắc nghiệm công dân 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính 

  • A. tự giác.
  • B. kỉ luật.
  • C. tự quản.
  • D. tự chủ.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?

  • A. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
  • B. Chỉ làm những việc đã được phân công.
  • C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
  • D. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.

Câu 3: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?

1. Thúc đẩy mọi người tích cực tham gia vào những công việc chung.

2. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.

3. Giúp củng cố quyền lực và uy tín của người lãnh đạo.

4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.

5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.

6. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động xã hội.

7. Giúp đưa ra được các hình thức kỉ luật nghiêm minh.

8. Từng bước xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

  • A. 1, 2, 3, 4, 6, 8.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
  • C. 1, 2, 4, 5, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 5, 6, 8.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?

  • A. Được quyền làm những điều mình thích.
  • B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
  • C. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
  • D. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.

Câu 5: Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc cùng góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là xã hội 

  • A. dân chủ.
  • B. làm chủ.
  • C. tự chủ.
  • D. văn minh.

Câu 6: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ:

  • A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người.
  • B. Tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
  • C. Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tốt dân chủ?

  • A. Phát hiện nhưng không tố giác tội phạm.
  • B. Đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
  • C. Không đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.
  • D. Ngại không dám phát biểu trong cuộc họp.

Câu 8: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho ............................... được thực hiện có hiệu quả.

  • A. Hoạt động
  • B. Tính tự chủ
  • C. Tính dân chủ

Câu 9: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

  • A. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lớp.
  • B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
  • C. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
  • D. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.

Câu 10: Những quy định trong văn bản nào sau đây không phải là kỉ luật?

  • A. Nội quy của trường học.
  • B. Điều lệ đoàn thanh niên.
  • C. Hương ước của làng.
  • D. Hiến pháp.

Câu 11: Những trường hợp nào sau đây cần phải phê phán?

1. Phê phán sai lầm của người khác trước tập thể.

2. Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ người khác.

3. Không tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

4. Áp đặt, buộc người khác phải tuân thủ theo ý chí của mình.

5. Cấm đoán, không cho người khác phát biểu, đóng góp ý kiến.

6. Không tôn trọng và không thực hiện nội quy của lớp, trường.

7. Góp ý để hoàn thiện nội quy, quy định của tập thể, cơ quan, đơn vị.

8. Lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định, xáo trộn tại địa phương.

  • A. 1, 3, 4, 5, 6, 8.
  • B. 2, 3, 4, 5, 6, 8.
  • C. 2, 3, 4, 5, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 5, 6, 7.

Câu 12: Mọi người được làm chu công việc của tập thể và xã hội được gọi là 

  • A. quản lí.
  • B. tự quản.
  • C. tự chủ.
  • D. dân chủ.

Câu 13: Thực hiện tốt ...........................  sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động.

  • A. Dân chủ và tự chủ
  • B. Dân chủ và kỉ luật
  • C. Pháp luật và kỉ luật

Câu 14: Luận điểm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nói về

  • A. tự quản.
  • B. dân chủ.
  • C. vai trò của nhân dân.
  • D. sức mạnh của nhân dân.

Câu 15: Việc thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
  • B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
  • C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 16: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, chúng ta cần làm tốt những yêu cầu nào sau đây?

1. Tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường và lớp học.

2. Tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể của lớp, nhà trường.

3. Tố cáo với cơ quan pháp luật khi phát hiện trường hợp vi phạm kỉ luật.

4. Đóng góp ý kiến để giúp cho hoạt động của tập thể hiệu quả hơn.

5. Thực hiện tốt Điều lệ của Đội, của Đoàn.

6. Tôn trọng và thực hiện tốt nội quy tại các khu di tích, các điểm tham quan.

7. Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương.

8. Tôn trọng quyền làm chủ của các thành viên trong lớp, trong trường.

  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7.

Câu 17: rường hợp nào sau đây thể hiện sự thiếu dân chủ?

  • A. Lớp trưởng đưa ra quyết định mà chưa thông qua ý kiến của tập thể lớp.
  • B. Quốc hội đưa ra dự thảo luật để nhân dân đóng góp ý kiến.
  • C. Cả lớp bàn bạc sôi nổi để chuẩn bị tham gia hội trại 26/3.
  • D. Lãnh đạo cho phép nhân viên giám sát công việc của mình.

Câu 18: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là như thế nào?

  • A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
  • B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
  • C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
  • D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.