Câu 1: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?
- A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng
- B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định
- C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh tế
-
D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định
Câu 2: Bộ luật Lao động hiện hành ở nước ta ban hành vào thời gian nào?
- A. 2006.
-
B. 1994.
- C. 2000.
- D. 2004.
Câu 3: Xét từ góc độ pháp luật thì lao động là .....................................
-
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân
- B. Hoạt động cơ bản của con người
- C. Hoạt động hợp pháp
- D. Vinh quang
Câu 4: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:
- A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách
- B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp
- C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền
-
D. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền
Câu 5: Lao động là ............................ sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
- A. cách thức quy định
- B. con đường dẫn đến
-
C. nhân tố quyết định
- D. Phương pháp quy định
Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.
- B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phân duy trì và phát triên đất nước.
- C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
-
D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân
Câu 7: Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ lao động của công dân, Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp nào sau đây?
a. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
b. Đầu tư mở rộng và xây mới các trường dạy nghề.
c. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thành lập các trường dạy nghề.
d. Cho học sinh, sinh viên vay tiền để đóng học phí.
e. Ngăn chặn hoạt động của các trung tâm môi giới xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
f. Đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
g. Kí kết các hiệp định về hợp tác lao động, xuất khẩu lao động với các nước khác.
h. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu lao động.
i. Tổ chức các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên.
- A. b, c, d, e, f, g, h, i.
- B. a, b, c, d, e, g, h, i.
- C. a, b, c, d, f, g, h.
-
D. a, b, c, d, f, g, h, i.
Câu 8: Mọi công dân có quyền ................................... của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- A. sử dụng năng lực, trình độ
-
B. tự do sử dụng sức lao động
- C. Bảo vệ sức lao động
- D. Tự do sử dụng tiền bạc
Câu 9: Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi thu nhận người tàn tật vào làm việc, học nghề?
- A. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, 42 tiếng một tuần. Được xét giảm hoặc miễn thuế
-
B. Được xét giảm hoặc miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, phải áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày
- C. Áp dụng thời giờ làm việc 7 tiếng một ngày, được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp
- D. Được vay vốn với lãi suất thấp, được xét giảm hoặc miễn thuế
Câu 10: Nguồn gốc ngày quốc tế lao động 1/5 bắt nguồn từ đâu?
-
A. Thành phố Chicago - Mỹ.
- B. Thành phố Munich - Đức.
- C. Thành phố New York - Mỹ.
- D. Thành phố Liverpool - Anh.
Câu 11: Đối với sự tồn tại của con người thì lao động là hoạt động ......................
- A. Thường xuyên
-
B. Chủ yếu và quan trọng nhất
- C. Đem lại thu nhập
- D. Cơ bản và qua trọng
Câu 12: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?
-
A. Từ đủ 15 tuổi.
- B. 18 tuổi.
- C. Từ đủ 18 tuổi.
- D. 15 tuổi.
Câu 13: Nhận định nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.
-
B. Lao động không phải là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân mình.
- C. Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- D. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề.
Câu 14: Anh A 20 tuổi, có sức khỏe bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, sống dựa dẫm, ỳ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này, anh A đã
- A. không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- B. vi phạm quyền lao động.
- C. vi phạm pháp luật về lao động.
-
D. không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.
- A. 18
-
B. 15
- C. 17
- D. 16
Câu 16: Những hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?
a. Nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
b. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì bất cứ lí do gì.
c. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
d. Người sử dụng lao động cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
e. Sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ.
f. Người lao động tham gia đình công.
g. Dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề tham gia các hoạt động trái pháp luật.
h. Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những việc nguy hiểm.
- A. a, b, c, d, g, h.
-
B. a, c, d, e, g, h.
- C. b, c, e, g, h.
- D. a, b, d, g, h.
Câu 17: Nhận định nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.
-
B. Lao động không phải là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân mình.
- C. Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- D. Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá
- A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần
- B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.
- C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần
-
D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.