Trắc nghiệm công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật(P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

  • A. Nói dối bố mẹ.
  • B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
  • C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu

Câu 2: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

  • A.Sống có đạo đức.
  • B.Sống có trách nhiệm.
  • C.Sống có kỉ luật.
  • D.Sống có ý thức.

Câu 3: Tuân theo pháp luật cũng có nghĩa là tuân theo một số 

  • A. quy định bắt buộc.
  • B. quy định của Nhà nước.
  • C. quyền và nghĩa vụ.
  • D. chuẩn mực đạo đức xã hội.

Câu 4: Động lức góp phần tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người chính là ...................

  • A. Tri thức
  • B. Đạo đức
  • C. Pháp luật

Câu 5: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức ?

  • A. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau
  • B. Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ
  • C. Giúp em học tập ở nhà
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Tuân theo pháp luật cũng có nghĩa là tuân theo một số 

  • A.Qui định xã hội
  • B.Chuẩn mực đạo đức của xã hội
  • C.Quyền và nghĩa vụ
  • D.Qui định của nhà nước

Câu 7: Sống và hành động theo các quy định của pháp luật là 

  • A. tuân theo pháp luật.
  • B. sống có đạo đức.
  • C. người kỉ luật.
  • D. người biết chấp hành.

Câu 8: Sống có đạo đức là phải 

  • A. tuân theo pháp luật.
  • B. hành động theo chuẩn mực.
  • C. tuân theo mọi chuẩn mực.
  • D. hành động đúng đắn.

Câu 9: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

  • A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
  • B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
  • C. Được mọi người yêu quý, kính trọng
  • D. Cả A,B, C.

Câu 10: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống thiếu đạo đức?

  • A. Bắt nạt các em nhỏ.
  • B. Chặt phá rừng bừa bãi
  • C. Gây gổ đánh nhau với các bạn.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ mang lại cho chúng ta và xã hội những lợi ích nào sau đây?

a. Giúp chúng ta sống hạnh phúc, thanh thản.

b. Tạo nên một môi trường xã hội phát triển lành mạnh, nhân văn.

c. Giúp cho mỗi người không ngừng tiến bộ, trưởng thành hơn.

d. Làm được nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

e. Tránh được sự trừng phạt của pháp luật.

f. Được những người xung quanh tôn trọng và yêu quý.

g. Góp  phần loại bỏ dần cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống xã hội.

h. Giúp cho mỗi người tự tin trong cuộc sống.

  • A. a, b, c, d, e, g, h.
  • B. a, b, c, d, f, g, h.
  • C. b, c, d, e, f, g, h.
  • D. a, b, c, e, f, g, h.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

  • A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.
  • B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.
  • C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
  • D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 13: Đối lập với lối sống có đạo đức là lối sống 

  • A. vô đạo đức.
  • B. vô văn hóa.
  • C. vô lương tâm.
  • D. vô nguyên tắc.

Câu 14: Người luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội là người

  • A. năng động, sáng tạo.
  • B. tuân theo pháp luật.
  • C. sống có đạo đức.
  • D. thức thời.

Câu 15: Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện tuân theo những quy định ...............................

  • A. của gia đình
  • B. có tính hà khắc
  • C. của pháp luật
  • D. của bản thân

Câu 16: Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật được phản ánh đúng nhất trong kết luận nào sau đây?

  • A. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.
  • B. Đạo đức là pháp luật tối thiểu, pháp luật là đạo đức tối đa.
  • C. Đạo đức và pháp luật là một.
  • D. Đạo đức điều khiển suy nghĩ, pháp luật điều chỉnh hành vi.
Câu 17: Đối với mỗi cá nhân, đạo đức luôn là ..............................
  • A. Những phẩm chất bền vững
  • B. Những suy nghĩ thói quen
  • C. Những phẩm chất thay đổi

Câu 18: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện là người sống có đạo đức?

a. Biết chăm lo đến những người xung quanh.

b. Sẵn sàng tham gia và cống hiến hết mình cho những công việc chung.

c. Chưa bị pháp luật truy tố, xét xử.

d. Luôn thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ của bản thân.

e. Biết xử lí hài hòa mối quan hệ  giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của cộng đồng.

f. Luôn suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.

g. Sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân vì sự nghiệp chung của Tổ quốc.

h. Có lí tưởng sống lành mạnh.

  • A. b, c, d, e, f, g, h.
  • B. a, b, c, e, f, g, h.
  • C. a, c, d, e, f, g, h.
  • D. a, b, d, e, f, g, h.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.