Trắc nghiệm công dân 9 bài 1: Chí công vô tư (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 1: Chí công vô tư (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là

  • A. Tự chủ.
  • B. Chí công vô tư.
  • C. Dân chủ và kỉ luật.
  • D. Hợp tác cùng phát triển

Câu 2: Chí công vô tư biểu hiện thông qua những nội dung nào sau đây?

1. Luôn công bằng, không thiên vị trong khi giải quyết công việc.

2. Luôn ưu tiên cho những người thân quen với mình trong khi xử lí công việc.

3. Luôn hành động theo lẽ phải.

4. Luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân để giải quyết các công việc chung.

5. Luôn lấy lợi ích chung làm thước đo để giải quyết công việc của tập thể.

6. Luôn đặt lợi ích của bản thân và gia đình lên trên lợi ích của cơ quan.

7. Luôn ưu tiên hoàn thành việc riêng, việc nhà trước việc của tập thể.

8. Luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

  • A. 3, 5, 6, 7.
  • B. 2, 5, 7, 8.
  • C. 1, 3, 5, 7.
  • D. 1, 3, 5, 8.

Câu 3: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, mỗi chúng ta không nên làm gì sau đây?

  • A. Dám đứng lên để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng.
  • B. Có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.
  • C. Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân.
  • D. Chỉ giúp đỡ người khác khi cảm thấy có lợi.

Câu 4: Những hành vi nào sau đây cần phải bị phê bình?

1. Ông H kiên quyết chống lại việc chính quyền giải tỏa đất vườn nhà ông để làm đường giao thông.

2. Bao che người thân khi họ phạm tội.

3. Nói "chí công vô từ" nhưng luôn hành động vì lợi ích của bản thân.

4. Nhân danh tập thể để mưu lợi cá nhân.

5. Ông M ưu tiên đưa người thân vào làm trong cơ quan do mình quản lí.

6. Cảnh sát giao thông không xử phat những người quen khi những người này vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

7. Thầy Vương dạy thêm cho học sinh nghèo không thu tiền.

8. Lãnh đạo tìm cách trù dập những người tố cáo, phản đối mình.

  • A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8.
  • D. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 5: Trong đợt bình xét thi đua cuối năm các bạn biết Linh hoàn toàn xứng đáng, nhưng lại không để cử vì Linh hay phê phán khuyết điểm của các bạn, theo em phẩm chất trên thể hiện:

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không chí công vô tư.
  • D. Không trung thực.

Câu 6: "Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân" được gọi là phẩm chất

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Trung thực.
  • D. Chí công vô tư.

Câu 7: Đối tượng nào sau đây cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư?

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Các nhà lãnh đạo, quản lí.
  • C. Tất cả mọi người.
  • D. Người lao động.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây trái với chí công vô tư?

  • A. Luôn tính toán, so đo thiệt hơn khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
  • B. Không hi sinh lợi ích tập thể vì quyền lợi của cá nhân.
  • C. Tòa án xét xử đúng người đúng tội.
  • D. Không ưu tiên cho người thân quen khi giải quyết công việc

Câu 9: Trong giờ ra chơi, T bị các bạn khác trong lớp xô ngã nên đã làm vỡ bình hoa của lớp, nhóm bạn đó dọa sẽ đánh T nếu như T không nhận lỗi về mình mà khai ra lỗi của các bạn. Vì vậy khi được cô giáo hỏi, T chỉ biết cúi mặt và nhận lỗi về mình. Trong trường hợp trên, nếu em là bạn cùng lớp với T khi biết sự việc trên em sẽ làm gì sau đây?

  • A. Đồng tình với nhóm bạn xấu cùng bắt nạt T.
  • B. Đứng lên nói sự thật để cô giáo có biện pháp xử lý công minh.
  • C. An ủi T nhưng không lên tiếng sợ sẽ liên lụy đến bản thân.
  • D. Làm ngơ như không biết vì không liên quan đến bản thâ

Câu 10: Sự chí công vô tư sẽ mang lại cho chúng ta và cộng đồng những lợi ích nào sau đây?

1. Giúp chúng ta sống  thanh thản, tự tin.

2. Chúng ta sẽ được những người xung quan tôn trọng, tin cậy, yêu thương.

3. Chúng ta sẽ có thêm nhiều người bạn tốt.

4. Chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ về vật chất của những người xung quanh.

5. Góp phần làm cho xã hội phát triển nhưng mỗi cá nhân sẽ nghèo đi.

6. Góp phần làm cho dân giàu nước mạnh.

7. Góp phần tạo ra những mối quan hệ lành mạnh, công bằng, văn minh.

8. Góp phần làm cho tập thể, cơ quan, địa phương ngày càng giầu mạnh.

  • A. 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5, 8.
  • C. 2, 3, 4, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 6, 7, 8.

Câu 11: Hành vi sau thể hiện phẩm chất đạo đức nào: Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên để những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong công việc.

  • A. Không trung thực.
  • B. Không chí công vô tư.
  • C. Không thẳng thắn.
  • D. Không thật thà

Câu 12: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về chí công vô tư?

  • A. Người có chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
  • B. Người có chí công vô tư luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
  • C. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
  • D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội

Câu 13: Khi giải quyết công việc, những người chí công vô tư luôn xuất phát từ 

  • A. Lợi ích chung và đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích cá nhân.
  • B. Lợi ích chung và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.
  • C. Lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.
  • D. Lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư?

  • A. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích tập thể.
  • B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen.
  • C. Chỉ làm những gì nếu thấy lợi cho bản thân.
  • D. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích  tập thể.

Câu 15: Khi giải quyết công việc, người chí công vô tư luôn tôn trọng 

  • A. giúp đỡ người khác.
  • B. thiên vị bạn bè, người thân.
  • C. nhường nhịn người khác.
  • D. lẽ phải và sự công bằng.

Câu 16: Để có được phẩm chất chí công vô tư, mỗi chúng ta cần rèn luyện theo những yêu cầu nào sau đây?

1. Đồng tình, ủng hộ cách giải quyết theo lẽ phải của những người xung quanh.

2. Đồng tình, ủng hộ những cách xử lí công việc hàng ngày một cách công bằng, không thiên vị.

3. Luôn luôn công bằng, khách quan trong nhìn nhận, đánh giá và xử lí những công việc hàng ngày trong cuộc sống.

4. Kiên quyết không hi sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng.

5. Phê phán những hành vi vụ lợi cá nhân.

6. Đấu tranh với những biểu hiện không công bằng, thiên vị ở lớp, ở trường, ở cộng đồng.

7. Đấu tranh chống lại những hành vi xâm hại đến lợi ích của tập thể.

8. Ủng hộ những việc làm vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng.

  • A. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.
  • B. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Câu 17: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính năng động?

  • A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.
  • B. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Tự tin phát biểu trước đám đông.
  • D. Cả A,B,C

Câu 18: Những trường hợp nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư?

1. Biết anh trai mình đang buôn bán, tàng trữ ma túy nhưng A quyết không tố cáo.

2. Hùng và 3 người bạn cùng đi trộm cắp tài sản. Khi bị bắt, Hùng đã khai và nhận hết tội về mình thay cho 3 người kia.

3. Thầy giáo dạy cho các em học sinh ở lớp học tình thương.

4. A cùng các bạn trong lớp quyên góp tiền, quà để giúp đỡ các bé ở trại trẻ mồ côi.

5. Anh B tự nguyện tham gia Ngân hàng máu sống tại địa phương.

6. Khi đi khám bệnh, người quen của bác sĩ không phải xếp hàng mà được khám ngay.

7. Anh D tìm mọi cách để không phải đi nghĩa vụ quân sự.

8. Bác Sau hiến 3 sào đất cho địa phương để xây dựng trường mầm non..

  • A. 1, 4, 7, 9.
  • B. 3, 4, 5, 8.
  • C. 2, 4, 6, 8.
  • D. 3, 5, 7, 8.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.