Trắc nghiệm công dân 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Em ủng hộ những việc làm nào sau đây?

a. Nhà nước xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

b. Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.

c. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật.

d. Tìm hiểu các quy định của pháp luật để tìm cách đối phó với các cơ quan chức năng.

e. Im lặng khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

f. Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

g. Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.

h. Tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

  • A. a, b, c, d, g, h.
  • B. a, b, d, f, g, h.
  • C. a, b, c, f, g, h.
  • D. b, c, e, f, g, h.

Câu 2: Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định 

  • A. tội phạm.
  • B. tội danh.
  • C. trách nhiệm pháp lí.
  • D. trách nhiệm tội phạm

Câu 3: Vi phạm kỉ luật là

  • A. trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
  • B. trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
  • C. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
  • D. Những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Câu 4: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng được gọi là trách nhiệm ..........................
  • A. Kỉ luật
  • B. Dân sự
  • C.Hành chính
  • D. Hình sự

Câu 5: Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội được gọi là 

  • A. trách nhiệm hình sự.
  • B. trách nhiệm dân sự.
  • C. trách nhiệm hành chính.
  • D. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 6: Qua kiểm tra của cơ quan, phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã vi phạm .............................

  • A. Kỉ luật
  • B. Pháp luật
  • C. Đạo đức

Câu 7: Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng mua bán hàng hóa là

  • A. vi phạm pháp luật hình sự.
  • B. vi phạm pháp luật dân sự.
  • C. vi phạm pháp luật hành chính.
  • D. vi phạm kỉ luật.

Câu 8: Lê Thị H đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên  giới. Trong trường hợp này, Lê Thị H đã vi phạm

  • A. pháp luật hình sự.
  • B. pháp luật hành chính.
  • C. pháp luật dân sự.
  • D. kỉ luật.

Câu 9: Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm 

  • A. pháp luật dân sự.
  • B. pháp luật hành chính.
  • C. kỉ luật.
  • D. pháp luật hình sự.

Câu 10: Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luât phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định được gọi là 

  • A. trách nhiệm tội phạm.
  • B. hình phạt.
  • C. sự trừng phạt.
  • D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 11: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là

  • A. vi phạm pháp luật hành chính.
  • B. vi phạm pháp luật dân sự.
  • C. vi phạm pháp luật hình sự.
  • D. vi phạm kỉ luật.

Câu 12: Những hình phạt nguyên khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?

  • A. Hiến pháp.
  • B. Bộ luật Dân sự.
  • C. Bộ luật Hình sự.
  • D. Bộ luạt Tố tụng hình sự.

Câu 13: Vi phạm hình sự là những hành vi ...................................

  • A. đặc biệt nguy hiểm
  • B. nguy hiểm cho xã hội
  • C. Rất nguy hiểm
  • D. nguy hiểm cho gia đình

Câu 14: Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ

  • A. sở hữu và quan hệ gia đình.
  • B. tài sản và quan hệ nhân thân.
  • C. tài sản và quan hệ gia đình.
  • D. kinh tế và quan hệ tình cảm.

Câu 15: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

  • A. vi phạm kỉ luật.
  • B. trách nhiệm pháp lí.
  • C. vi phạm pháp luật.
  • D. tội phạm.

Câu 16: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các 

  • A. quy tắc kỉ luật lao động.
  • B. quy tắc quản lí xã hội.
  • C. quy tắc quản lí nhà nước.
  • D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 17: Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu 

  • A. trách nhiệm hình sự.
  • B. trách nhiệm hành chính.
  • C. trách nhiệm kỉ luật.
  • D. trách nhiệm dân sự.

Câu 18: Những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học được gọi là vi phạm 

  • A. đạo đức
  • B. pháp luật
  • C. Kỉ luật

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.