Trắc nghiệm công dân 9 bài 5: tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 5: tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới 

  • A. Hiểu biết lẫn nhau.
  • B. Xóa bỏ biên giới để thành một cộng đồng.
  • C. Lôi kéo, tập hợp nhau.
  • D. Thành lập các phe phái đối đầu.

Câu 2: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới trên cơ sở 

  • A. Tôn trọng sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • B. Việt Nam phải được lợi nhiều hơn.
  • C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
  • D. Tương đồng về lịch sử và chế độ chính trị - xã hội.

Câu 3: Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới 

  • A. Tập hợp đồng minh.
  • B. Tạo thành những phe phái đối lập.
  • C. Phụ thuộc lẫn nhau.
  • D. Cùng nhau hợp tác phát triển.

Câu 4: Những hành động nào sau đây cần phải phê phán?

1. Quyên góp đồ dùng học tập để tặng các bạn học sinh Cu-Ba.

2. Đeo bám, bắt chẹt và lừa đảo khách du lịch nước ngoài.

3. Chế nhạo ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thông văn hóa của nước khác.

4. Cư xử thô lỗ với người nước ngoài.

5. Quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất, sóng thần ở In-đô-nê-xi-a.

6. Tham gia giao lưu với các bạn thanh thiếu niên quốc tế.

7. Cổ vũ cho các đội tuyển nước ngoài khi họ đến Việt Nam thi đấu thể thao.

8. Gây khó dễ cho người nước ngoài khi họ đến Việt Nam thi đấu thể thao.

  • A. 2, 3, 4, 8.
  • B. 1, 2, 5, 8.
  • C. 2, 4, 6, 7.
  • D. 4, 5, 6, 8.

Câu 5: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta khóa 2016 - 2021 là ai?

  • A. Ông Phạm Bình Minh.
  • B. Ông Bùi Thanh Sơn.
  • C. Ông Trương Tấn Sang.
  • D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Câu 6: Trong thời đại ngày nay, chúng ta cần xây dựng và vun đắp tình hữu nghị với 

  • A. Những nước láng giềng.
  • B. Những nước giàu có.
  • C. Các nước bạn bè truyền thống.
  • D. Tất cả các nước trên thế giới.

Câu 7: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là điều kiện để 

  • A. Những nước lớn bóc lột và chèn ép các nước nhỏ hơn.
  • B. Chuẩn bị cho những nguy cơ xung đột và chiến tranh.
  • C. Các nước lớn liên minh với nhau để phân chia lợi ích nhỏ.
  • D. Ngăn chặn các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  • A. Đem quân tấn công, lật đổ chính phủ ở nước khác.
  • B. Bao vây, cấm vận một số nước khác.
  • C. Ủng hộ nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • D. Viện trợ và cung cấp vũ khí để nước này tấn công nước khác.

Câu 9: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để 

  • A. Một số nước phát triển kinh tế.
  • B. Những nước nghèo có thể phát triển.
  • C. xây dựng một thế giới hòa bình.
  • D. các nước lợi dụng lẫn nhau.

Câu 10: Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là

  • A. quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước.
  • B. quan hệ anh em với các nước gần gũi.
  • C. quan hệ bạn bè với các nước phát triển.
  • D. quan hệ bạn bè với các nước láng giềng.

Câu 11: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

  • A. Bộ Ngoại giao.
  • B. Bộ Nội Nụ.
  • C. Chính phủ.
  • D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Câu 12: Hành động nào sau đây sẽ phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  • A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • B. Dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với nước khác.
  • C. Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
  • D. Chỉ giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực.

Câu 13: Những hành động nào sau đây góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc trên thế giới?

1. Đối xử thân thiện và cởi mở với những du khách nước ngoài.

2. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người ở các nước trên thế giời.

3. Đi du lịch và học tập ở nước ngoài.

4. Giúp đỡ những người nước ngoài đến làm việc, học tập ở Việt Nam.

5. Phân biệt đối xử và kì thị đối với người nước ngoài.

6. Giới thiệu với người nước ngoài về lịch sử, truyền thống văn hóa Việt Nam.

7. Tăng cường gặp gỡ, giao lưu với các đoàn đại biểu quốc tế.

8. Quyên góp ủng hộ nhân dân các nước bị thiên tai tàn phá.

  • A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.

Câu 14: Việc nước này ..................công việc nội bộ của nước khác là hành động không có lợi trong quá trình xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

  • A. Để ý đến
  • B. Can thiệp vào
  • C. Đứng ngoài

Câu 15: Trách nhiệm của công dân để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

  • A. Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
  • B. Thái độ, cử chỉ việc làm tôn trọng, thân thiện.
  • C. Cả hai đáp án đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án đều sai

Câu 16: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia 

  • A. Trong khu vực và trên thế giới.
  • B. Đang phát triển.
  • C. Trong khối ASEAN.
  • D. Đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 17: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ 

  • A. Bạn bè thân thiện giữa các dân tộc , các nước trên thế giới với nhau.
  • B. Phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
  • C. Đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác.
  • D. Hữa các nước trên thế giới.

Câu 18: Nhà nước ta luôn khẳng định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của .....................................".

  • A. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa
  • B. Tất cả các nước trong khu vực
  • C. Tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.