Giáo án VNEN bài Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
Bài 6 - Tiết 12, 13, 14, 15, 16: NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh biết được:
1. Kiến thức
- Biết được hoàn cảnh và sự ra đời nhà nước Văn Lang, Âu Lạc;
- Tổ chức nhà nước Văn Lang, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang;
- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn lang, Âu Lạc;
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
2. Kĩ năng
- Trình bày diễn biến;
- Vẽ lược đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, mô tả thành Cổ Loa.
3. Thái độ
- Nêu cao tinh thần và ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc
- Biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng;
- Giáo dục tinh thần cảnh giác, rèn luyện ý thức bảo tồn các khu di tích Đền Hùng, thành Cổ Loa.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Hình thành cho học sinh các năng lực: giao tiếp, chia sẻ thông tin cá nhân, năng lực tìm hiểu và tự học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu về sự thành lập nước Văn Lang
+ Trình bày tổ chức của nhà nước Văn Lang
+Tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
+ Tìm hiểu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
+ Khám phá thành Cổ Loa và tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh: Một số hiện vật tại di chỉ Làng Cả (Việt Trì- Phú Thọ), lăng vua Hùng (Phú Thọ), trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), mũi tên đồng thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa.
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.
2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
? Hằng năm, giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào? Ở đâu? Tại sao cả nước ta lại có ngày giỗ tổ?
? Em biết gì về khu di tích thành Cổ Loa?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiết 12
Hoạt động 1: Sự thành lập nhà nước Văn Lang.
GV: Y/c HS xác định trên lược đồ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nơi hình thành những bộ lạc lớn-tiền thân của nước Văn Lang: Hoạt động cặp đôi
GV: Yêu cầu học sinh làm việc trên phiếu học tập số 1 (5 phút)
Đại diện 1 cặp đôi lên xác định trên lược đồ (máy chiếu) vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nơi hình thành những bộ lạc lớn, tiền thân của nước Văn Lang.
* Dự kiến bài tập gợi mở, bổ sung:
? Quan sát trên lược đồ, em hãy cho biết vì sao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lại hình thành những bộ lạc lớn.
HS: liên hệ kiến thức đã học về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông.
? Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Tại sao, khi sản xuất phát triển lại đặt ra yêu cầu trị thủy? Truyền thuyết nào đã cho thấy công cuộc trị thủy của người Việt cổ?
- Các bộ lạc định cư ở đồng bằng ven các con sông lớn nên thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt …. Truyền thuyết Sơn tinh-Thủy Tinh.
? Vì sao ở thời kì này lại xảy ra những cuộc xung đột giữa các bộ lạc với nhau? Hiện vật nào chứng tỏ thời kì này xảy ra xung đột giữa các bộ lạc?
- Cuộc sống định cư, dân số tăng lên, nhu cầu nơi ở và đất đai sản xuất...Phát hiện nhiều mũi tên đồng...
? Truyền thuyết nào các em đã học nói về việc chống ngoại xâm của người Việt cổ? Em hãy kể tóm tắt truyền thuyết đó?
- Thánh Gióng
? Qua đó em hãy cho biết, bộ lạc văn lang cư trú ở đâu? Có trình độ phát triển thế nào?
? Tên đầu tiên của nước ta là gì, đóng đô ở đâu? Do ai đứng đầu?
? Vì sao thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang lại khuất phục được các bộ lạc khác và lên làm vua? Vì sao tên gọi đầu tiên của nước ta lại là Văn Lang? Vì sao nước Văn Lang lại đóng đô ở Phú Thọ? Truyền thuyết nào đã nói về sự kiện lịch sử này?
- Vì thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang là bộ lạc giàu mạnh nhất lúc đó, có tài năng, lại được sự ủng hộ của các tù trưởng bộ lạc khác
- Sau khi lên ngôi, Hùng Vương đã lấy tên của bộ lạc Văn Lang để đặt tên nước, lấy nơi cư trú của bộ lạc Văn Lang làm kinh đô
- Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên.
GV: Sơ kết tiết học
? Trong bài học hôm nay, các em đã được tìm hiểu những nội dung nào?
GV: yêu cầu học sinh khái quát lại tiết học bằng 1 sơ đồ tư duy
HS: Vẽ sơ đờ tư duy
GV: cho 1-2 học sinh lên giới thiệu sơ đồ
Giao bài tập về nhà:
Thực hiện dự án: Tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
+ Nhóm 1: Ăn, ở, đi lại của cư dân Văn Lang
+ Nhóm 2: Trang phục của cư dân Văn Lang.
+ Nhóm 3: Lễ hội của cư dân Văn Lang
+ Nhóm 4: Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang
( Nguồn tư liệu, hình ảnh tham khảo trên Internet; hoàn thành sản phẩm để giới thiệu trong tiết sau). 1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang.
- Khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn đã hình thành những bộ lạc lớn.
- Sản xuất phát triển. Xã hội phân hóa giàu nghèo, đặt ra yêu cầu trị thủy.
- Nhu cầu giải quyết xung đột và chống ngoại xâm.
- Bộ lạc Văn Lang cư trú ở vùng đất ven sông Hông, từ Việt Trì (Phú Thọ) đến Ba Vì (Hà Nội).
- Là bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất: nghề đúc đồng phát triển sớm, cư dân đông đúc.
- Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang
- Nước Văn Lang đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
- Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương.
Tiết 13
Hoạt động 2: Tổ chức nhà nước Văn Lang
* Đồ dùng: Sơ đồ trống, phiếu số 1
* Tổ chức: Nhóm (7 phút)
HS: thực hiện phiếu số 1: Hoàn thành sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang.
Dựa vào sơ đồ, trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang?
Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang
* Bài tập gợi mở, bổ sung:
a. Em nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
- Đơn giản, sơ khai, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một tổ chức chính quyền để cai quản đất nước.
b. Qua nội dung bài học kết hợp quan sát hình 5, em hãy cho biết vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ các vua Hùng và tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 (ÂL) hàng năm?
- Tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng
c. Là học sinh, em phải làm gì để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng?
- Chăm ngoan, học giỏi, trở thành công dân có ích cho đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước...
- Có ý thức hướng về nguồn cội, trân trọng các giá trị văn hóa, bảo vệ gìn giữ các di tích lịch sử ….
2. Tổ chức nhà nước Văn lang.
- Trung ương: (vua - nắm mọi quyền hành, đời đời cha truyền con nối-> Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng)
- Địa phương (chiềng, chạ): Bồ chính.
- Chia cả nước làm 15 bộ dưới bộ là chiềng chạ.
- Chưa có pháp luật, quân đội.
=> Là 1 tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
Tiết 14
3. Tìm hiểu Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
* Bài tập gợi mở, bổ sung:
a. Em nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
- Đơn giản, sơ khai, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một tổ chức chính quyền để cai quản đất nước.
b. Qua nội dung bài học kết hợp quan sát hình 5, em hãy cho biết vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ các vua Hùng và tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 (ÂL) hàng năm?
- Tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng
c. Là học sinh, em phải làm gì để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng?
- Chăm ngoan, học giỏi, trở thành công dân có ích cho đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước...
- Có ý thức hướng về nguồn cội, trân trọng các giá trị văn hóa, bảo vệ gìn giữ các di tích lịch sử...
* Đồ dùng: Hình ảnh minh họa (H6,7,8) đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang
* Tổ chức: Nhóm (7 phút)
Học sinh thực hiện phiếu số 2:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK/55,56, quan sát kênh hình (máy chiếu), thảo luận nhóm 7 phút hoàn thành bảng thống kê về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang:
(Bảng trống)
Đại diện các nhóm lên trình bày dự án theo phân công
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung
* Bài tập gợi mở, bổ sung:
? Vì sao cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn?
- Khí hậu nóng ẩm, phòng tránh thú dữ, địa hình chia cắt, sông ngòi dày đặc...
? Vì sao, người Lạc Việt lại thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, mặt trời, mặt trăng...?
- Sống bằng nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên, chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên...
? Kể tên một số truyền thuyết, cổ tích em được học nói về đời sống, vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Bánh chưng bánh dày, sự tích trầu cau...
GV: Sơ kết tiết học
? Trong tiết học hôm nay, các em đã được tìm hiểu những nội dung nào?
GV: yêu cầu học sinh khái quát lại tiết học bằng 1 sơ đồ tư duy
HS: Vẽ sơ đờ tư duy
GV: cho 1-2 học sinh lên giới thiệu sơ đồ 3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Ăn Cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...
Mặc Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
Ở Nhà sàn
Sinh hoạt văn hóa Tổ chức lễ hội, vui chơi
Tín ngưỡng Thờ cúng các lực lượng tự nhiên...
Tiết 15
Hoạt động 5: Khám phá thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
? Để củng cố quốc phòng, ADV đã làm gì?
? Vì sao người ta gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa?
- Thành có hình xoáy trôn ốc nên người ta còn gọi là Loa Thành.
GV bổ sung thêm: Cổ Loa còn có tên là Chạ Chủ và Khả Lũ. Đến TK XV mới xuất hiện tên Loa thành hay thành Cổ Loa.
GV: Cho học sinh quan sát hình 9/ SGK sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.
? Quan sát sơ đồ, em thấy thành được xây dựng gồm mấy vòng, có diện tích như thế nào?
GV: Chỉ rõ 3 vòng thành trên sơ đồ, và giải thích: Thành có 3 vòng khép kín, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại, với tổng chiều dài chu vi khoảng 16. 000m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 đến 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng từ 10 – 20m.
? Nhìn vào sơ đồ, em có nhận xét gì về việc bố trí các cổng thành?
- Được bố trí nhiều cửa ra vào. Có 1 cửa Nam trông thấy vào thiết triều, 1 cửa Tây Nam chung với thành ngoại.
? Các thành được xây dựng có gì đặc biệt?
GV: Chỉ trên sơ đồ: Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30m. Các hào thông nhau, vừa nối với 1 đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành trung và thành ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
? Bên trong thành nội là khu vực gì?
GV: Vòng thành nội hình chữ nhật
- Thành trung và thành ngoại không có hình thù rõ ràng. Thành trung có 5 cửa, cửa Nam chung với thành ngoại.
- Thành ngoại có 3 cửa. Các cửa thành bố trí so le với nhau để khi giặc vào thành ngoại, vòng trong có thể tác chiến.
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào TK III - II TCN ở nước Âu Lạc.
GV: - Dân số Âu Lạc lúc đó chỉ có khoảng 1 triệu người đắp được 3 vòng thành Cổ Loa, đó là 1 kì công của người Việt Cổ.
* Tổ chức: Nhóm
- Yêu cầu 1: Học sinh đọc tư liệu, kết hợp quan sát sơ đồ tập mô tả về thành Cổ Loa.
- Đại diện học sinh lên bảng mô tả trên sơ đồ (Máy chiếu), nhận xét
- Yêu cầu 2: Hãy cho biết lực lượng và vũ khí được trang bị cho quân đội ở thành Cổ Loa?
+ Lực lượng: Thủy binh và bộ binh
+ Vũ khí: Giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ và mũi tên đồng
? Em nhận xét gì về quân đội, quốc phòng nước Âu Lạc?
+ Quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành kiên cố...
- Yêu cầu 3: Tại sao quân dân Âu Lạc lại đánh bại được cuộc xâm lược của nhà Triệu?
+ Có thành Cổ Loa kiên cố, có quân đội mạnh, vũ khí tốt lại chiến đấu dũng cảm...
GV: Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu, thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
? Em biết gì về Triệu Đà?
- Là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía Bắc Âu Lạc.
? Nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã làm gì?
HS: Nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt đất 3 quận thành lập nước Nam Việt.
? Sau khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà có âm mưu gì?
? Vì sao Triệu Đà lại đánh xuống Âu Lạc?
Vì tư tưởng bành trướng, muốn mở rộng bờ cõi.
? Trước âm mưu Triệu Đà nhân dân Âu Lạc đã chiến đấu ntn?
GV: Sau nhiều lần tiến quân đánh Âu Lạc không thành công.
? Triệu Đà dùng thủ đoạn gì?
GV: Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyền thuyết ADV.
? Khi Triệu Đà cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn, tướng lĩnh Âu Lạc có thái độ gì?
HS: Can ngăn nhà vua
? Nhà vua, có hành động và thái độ ra sao?
- Không nghe, tin tưởng Trọng Thủy.
? Trước thái độ đó của ADV, các tướng lĩnh đã ra sao?
- Các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê.
? Sau khi chia rẽ được nội bộ nước ta, Triệu Đà đã làm gì? Kết quả ra sao?
- Yêu cầu 4: Vì sao An Dương Vương lại thất bại nhanh chóng?
+ Mất cảnh giác, chủ quan, nội bộ chia rẽ...
? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì?
? Bài học lịch sử đó còn có giá trị đến ngày nay không, vì sao?
- Còn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.
GV: liên hệ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
GV: Cho H/s quan sát H 11.
? Quan sát hình trên em có suy nghĩ gì?
HS: là nơi để nd đời sau tưởng nhớ ADV.
Với cuộc kháng chiến anh dũng lâu dài, người Việt đã đánh bại quân xl Tần, tạo điều kiện cho sự hình thành nươvs Âu Lạc. Đất nước tiền thêm một bước trong LS với thành Cổ Loa đồ sộ.
An Dương Vương vừa có công vừa có tội với lịch sử. Ông có công dựng nước nhưng vì mắc mưu địch nên để cơ đồ đắm biển sâu, đất nước rơi vào thời kì đen tối dài hơn 1000 năm. 5. Khám phá thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
a. Khám phá về Cổ Loa
- An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
- Thành có 3 vòng khép kín với chu vi khoảng: 16000 m như hình trôn ốc.
- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau.
-Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc Tướng.
=> Là một công trình kĩ thuật rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ.
b. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
- Năm 207 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc.
- Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững được nền độc lập.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc lần 2, ADV không đề phòng => Âu Lạc thất bại nhanh chóng.
* Nguyên nhân thất bại:
- Chủ quan, thiếu cảnh giác.
- Nội bộ bị chia rẽ

* Bài học lịch sử: không nên chủ quan, quá tự tin vào sức mạnh của mình, nội bộ phải đoàn kết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Bài tập 1: Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc và nêu nhân xét:
* Đồ dùng: Phiếu học tập:
* HS: Hoạt động cá nhân.
* Nội dung:
Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang
Sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc
Đại diện 1 học sinh trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu lạc trên lược đồ và nêu nhận xét.
2. Bài tập 2: Em hãy mô tả thành Cổ Loa và nêu nét độc đáo của quân thành>
* Đồ dùng: Sơ đồ thành Cổ Loa (máy chiếu)
HS: Quan sát, mô tả và nêu nhận xét.
+ Là một công trình có quy mô lớn, kiến trúc độc đáo...
+ Vừa là nơi ở, vừa là một quân thành...
3. Bài tập 3: Lập bảng thống kê về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc vào vở theo nội dung sau:
* HS: Làm việc nhóm-Hoàn thiện bảng thống kê sau:
Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Hoàn cảnh ra đời
Tổ chức nhà nước
Sự sụp đổ
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung,
- GV: Nhận xét, sửa
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
1. Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
2. Có phải nước Âu Lạc sụp đổ là do mất cảnh giác không? Qua đó em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo về chủ quyền đất nước hiện nay?
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Ôn tập

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ