Tuần : 22 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 23 Ngày dạy:
Bài 19:
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ.
( Giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI)
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- HS biết: Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc, bắt dân ta sống theo lối Hán, luật Hán, chính sách “đồng hóa” của chúng được thực hiện triệt để trên mọi phương diện.
- HS hiểu: Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm biến nước ta thành thuộc địa của Trung Quốc và xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
2/ Kỹ năng:
- HS phân tích, đánh giá được những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
- HS thực hiện thành thạo: Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc
3/ Thái độ:
- Thói quen: Luôn có ý thức bảo vệ nguồn gốc giống nòi.
- Tính cách: Có lòng tự haò dân tộc.
Giáo dục môi trường: Kinh tế nước ta trong thời kì Bắc thuộc vẫn tiếp tục phát triển.
4 Những năng lực có thể phát triển ở học sinh
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt : sử dụng lược đồ.
II.PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
III. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
3.1.HS: Sách giáo khoa, Chuẩn bài bị theo câu hỏi trong sgk
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/Ổn định lớp và kiểm diện:
2/ Kiểm tra miệng: 5 phút
Câu 1:Nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Đông Hán? (7đ).
- Năm 42 Mã Viện chỉ huy đạo quân chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành hai đaọ quân thủy và bộ tiến vào nước ta. Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến, thế giặc mạnh ta phải về giữ Cổ Loa và Luy Lâu. Do thế giặc mạnh tháng 3/43 Hai Bà đã hy sinh.
Câu 2: Đầu thế kỉ thứ III, chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc với nước ta có gì thay đổi?( 3đ)
-hs: Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận ( 6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc).
-Thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu ( Trung Quốc) và Giao Châu ( Âu Lạc cũ)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc, bắt dân ta sống theo lối Hán, luật Hán, chính sách “đồng hóa” của chúng được thực hiện triệt để trên mọi phương diện.
Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm biến nước ta thành thuộc địa của Trung Quốc và xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Chế độ cai trị của các triều đại pk phương Bắc đối với nước ta. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến TK VI
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
Hoạt động 1.
? Thế kỉ I Giao Châu gồm những vùng đất nào?
? Đầu thế kỉ thứ III, chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc với nước ta có gì thay đổi?
GV: Vì thế kỉ thứ III Đông Hán suy yếu nên Trung Quốc bị phân thành Ngụy, Thục, Ngô.
? Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của Châu Giao?
? Theo em từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị? Em có nhận xét gì về cách thay đổi này?
? Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế, và đặc biệt là thuế muối và sắt? Ngoài thuế má ra nhân dân ta còn phải chịu ách bóc lột nào khác?
GV: Chúng sẽ hạn chế được sự phát triển kinh tế và sự chống đối của nhân dân ta để dễ bề cai trị hơn.
?Ngoài đàn áp bóc lột thuế má bắt dân ta cống nạp phong kiến Trung Quốc còn thực hiện những chính sách gì? Vì sao chúng làm như vậy?
Hoạt động 2.
? Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt?
GDMT: ?Mặc dù nghề rèn sắt bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển ? Tại sao? Vì sao em biết nó vẫn phát triển?
GDMT: nhân dân ta biết dựa vào thiên nhiên để trồng trọt phục vụ cho cuộc sống con người. Do đó chúng ta cần biết bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
?Em cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
? Ngoài nghề nông họ còn có nghề gì khác?
GDMT: ?Thương nghiệp thời kì này như thế nào?
Hs:- 6 quận Trung Quốc ( Quảng Châu Trung Quốc) và 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Hs:- Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận ( 6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc).
-Thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu ( Trung Quốc) và Giao Châu ( Âu Lạc cũ)
HS:- Gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Hs:-Nhà Hán thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với nhân dân ta.
GV: Trước khởi nghiã Hai Bà Trưng lạc tướng là người Việt, thế kỉ III huyện lệnh là người Hán.
Hs:-Để bóc lột được nhiều hơn vì mọi người đều phải dùng muối.
-Sắt làm công cụ sản xuất, vũ khí…
-Hàng năm dân ta phải cống nạp các sản vật quí như sừng tê, ngà voi, vàng bạc, châu báu..
-Chúng còn bắt các thợ khéo về nước…
Hs:-Chúng đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
-Chúng đồng hóa dân ta bắng cách: Bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục Hán…
-Vì chúng muốn biến nước ta thành quận huyện thuộc Trung Quốc.
-HS trả lời
-HS trả lời
HS:- Rèn ra những công cụ sắc bén phục vụ lao động, vũ khí để bảo vệ an ninh quốc gia.
- Tìm thấy trong các di chỉ, mộ cổ thế kỉ I- VI
-HS nghe và tiếp thu
-HS trả lời
-Họ dùng Trâu bò cày; cấy lúa 2 vụ; có đê phòng lụt; trồng nhiều loại cây ăn quả; công cụ bằng sắt phát triển.
Hs:-Biết làm nghề thủ công như rèn sắt, làm gốm, tráng men và vẽ trang trí trên gốm rồi đem nung sảm phẩm gồm nhiều chủng loại. Nghề dệt phát triển ( dùng bông gai, tơ chuối, tơ tre để dệt).
Hs:-Xuất hiện các chợ như Luy Lâu, Long Biên trao đổi hàng hóa. Thương nhân An Độ, Gia Va, Trung Quốc đến trao đổi hàng hóa.
-Chính quyền đô hộ nắm giữ đặc quyền ngoại thương. 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI:
-Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận.
- Thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Nhà Hán trực tiếp nắm đến cấp huyện.
- Bắt dân ta phải đóng nhiều loại thuế và cống các sản vật quí hiếm.
- Chúng đồng hóa dân ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi:
- Nghề sắt phát triển.
-Họ dùng Trâu bò cày; cấy lúa 2 vụ; có đê phòng lụt; trồng nhiều loại cây ăn quả
-Biết làm gốm, dệt vải.
- Thương nghiệp phát triển.
TIẾT 2
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ sơ đồ phân hóa xã hội.
Thời Văn Lang- Âu Lạc. Thời kì bị đô hộ.
Vua.
Quí tộc.
Nông dân công xã.
Nô tì.
?Hãy so sánh sự phân hóa của hai thời kì?
?Chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện chính sách văn hóa thâm độc gì?
?Mục đích mở trường dạy học của người Hán là gì?
GDHS?Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán của mình?
Hoạt động 2.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
?Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Bà Triệu?
?Bà Triệu là người như thế nào?
*Thảo luận: Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa?
? Khi ra trận trông bà Triệu như thế nào?
?Vì sao khởi nghĩa thất bại?
?Khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
GDHS?Để tương nhớ công ơn Bà nhân dân ta đã làm gì?
GV: Ngày nay nước ta còn có các con đường, ngối trường mang tên Bà Triệu.
-HS quan sát
Thời Văn Lang- Âu Lạc. Thời kì bị đô hộ.
Vua. Quan lại đô hộ.
Quí tộc. Hào trưởng người Việt.
địa chủ người Hán.
Nông dân công xã. Nông dân công xã.
Nông dân lệ thuộc.
Nô tì. Nô tì.
-HS trả lời
-HS trả lời
-Truyền nho giáo Khổng Tử quyết định quy tắc sống trong xã hội người quân tử sống theo tam cương ( quân, sự, phụ); Ngũ thường ( Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín).
-Đạo nho Lão Tử khuyên người ta sống theo số phận, không đấu tranh.
-Phật giáo ra đời ở An Độ khuyên sống hướng thiện.
-HS trả lời
-Đồng hóa dân tộc ta.
-Nhân dân ta đã học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình nên vẫn giữ được phong tục tập quán của mình.
-HS trả lời
Những trường dạy chữ Hán chỉ có con em tầng lớp quí tộc mới có quyền đi học còn tầng lớp lao động đông đảo thì không.
-HS thảo luận nhóm
-HS trả lời
-Dưới ách thống trị của quân Ngô nhân dân ta rất khốn khổ và nổi dậy đấu tranh.
-HS trả lời
-Tên Triệu Thị Trinh em gái hào trưởng Triệu Quốc Đạt, bà là người có sức khỏe, chí lớn, năm 19 tuổi tập hợp nghĩa quân khởi nghĩa ở núi Nưa.
Hs quan sát tranh Bà Triệu khi ra trận.
-Oai phong lẫm liệt, mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi ra trận.
-HS trả lời
-Quân Ngô đàn áp vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nên khởi nghiã thất bại.
-HS trả lời
-HS trả lời
-Lập đền thờ.
HS quan sát đền thờ Bà Triệu.
-HS trả lời 3/ Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta thế kỉ I – VI:
-
-Nhà Hán mở một số trường học ở các quận , huyện để dạy chữ hán
-Nhưng nhân dân vẫn nói tiếng Việt, sống theo phong tục Việt.
4/ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248):
- Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở Phú Điền .Bà lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp ở Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Do chênh lệch lực lượng nhiều kế hiểm độc của nhà Hán, cuộc khỡi nghĩa bị thất bại.
-Ýnghĩa lịch sử : tiêu biểu cho ý chí giành độc lập của dân tộc ta.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Học bài: Tập trình bày lại diễn biến, tiếp tục tìm các tranh, truyện kể, câu đố, thơ… nói về Hai Bà Trưng.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Về nhà sưu tầm thêm tư liệu và tranh ảnh có liên quan đến cuộc khởi nghĩa
2. Liên hệ địa phương tìm những địa danh có tên Hai Bà Trưng.
3. Tìm tên các nữ anh hùng có liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc nổi dậy…