Giáo án lịch sử 6: Bài Xã hội nguyên thuỷ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Xã hội nguyên thuỷ. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 3 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 3 Ngày dạy:
PHẦN MỘT:KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

BÀI 3 : XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

I-MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
HS biết:
- Nguồn ngốc của loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển từ vượn cổ thành người tối cổ_người tinh khôn
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
2-Kĩ năng :
-HS thực hiện được: kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra nhận xét.
-Phân tích được hình 5
3-Thái độ:
-Nhờ quá trình lao động mà con người ngày càng hoàn thiện hơn,xã hội ngày càng phát triển.(Giáo dục môi trường)
4-Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Biết quý trọng thời gian.khi xác định một sự kiện hiện tượng phải chính xác, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II.PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
III-CHUẨN BỊ :
1:Chuẩn bị củaGV :Tranh bầy người nguyên thủy
2:Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị những nội dung đã dặn.
IV-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1-Ổn định tổ chức 1p
2-Kiểm tra bài cũ:4p
-Âm Lịch là gì ? Dương Lịch là gì ?Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?vì sao?(10đ)
TL: Âm Lịch là loại lịch được tính thời gian theo chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Dương Lịch là loại lịch được tính thời gian theo chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cần:Vì sự giao lưu giữa các nước…
3-Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Cho học sinh quan sát tranh:

Cách đây hàng triệu năm, con người đã xuất hiện trên Trái Đất. Cuộc sống phát triển tuy chậm chạp, nhưng người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn. Xã hội guyên thuỷ xuất hiện và tồn tại trong 1 thời gian dài rồi tan rã. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: _Nguồn ngốc của loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển từ vượn cổ thành người tối cổ_người tinh khôn
_Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Gv yêu cầu các em quan sát hình 3,4 SGK/Tr8
Gv cho HS thảo luận lớp câu hỏi :
?Quan sát hai bức tranh và hãy miêu tả có những gì?Nêu nhận xét của em về đời sống người nguyên thuỷ?(3phút)

(Dành cho HS khá- Giỏi)Vì sao họ lại phải sống trong điều kiện như vậy?
? Người tối cổ xuất hiện như thế nào ? Nêu bằng chứng về sự xuất hiện của người tối cổ ?
GV:giúp học sinh phân biệt:
_Vượn cổ là loài vượn có dáng hình người sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm.Trong quá trình tìm kiếm thức ăn,vượn cổ có thể đứng bằng 2 chân và dùng 2 tay để cầm nắm thức ăn. Loài vượn cổ này trở thành người tối cổ, hộp sọ phát triển, biết sử dụng và chế tạo ra công cụ
*Giáo dục môi trường:Loài vượn cổ trở thành người tối cổ trong điều kiện nào?
?Người tối cổ sống như thế nào ? Người tối cổ khác bầy vật ở chổ nào ?
*Giáo dục môi trường:-Vì sao cuộc sống “ăn lông ở lổ “của người tối cổ rất thấp kém ? HS quan sát tranh trả lời.

-HS:Khả năng sáng tạo và tư duy ngôn ngữ của người tinh khôn cao hơn người tối cổ.

-HS:Chứng tỏ họ biết chế tạo ra những công cụ tinh vi hơn,dựa trên những nguyên liệu đa dạng hơn,có hiệu quả sử dụng cao hơn đồ đá.Đó là gỗ và kim loại..

-HS: Họ sống theo từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc họ làm chung- ăn chung, họ biết trồng trọt và chăn Nuôi-biết làm gốm, dệt vải và làm đồ trang

HS trả lời

HS trả lời 1. Con người đã xuất hiện như thế nào?

-Cách đây khoảng 3-4 triệu năm loài vượn cổ dần dần biến thành người tối cổ.

-Người tối cổ sống theo bầy, ở trong hang động, mái đá, lều. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ.
-Biết dùng lửa, cuộc sống bấp bênh

GV : kết luận : Con người đã xuất hiện hàng mấy triệu năm, phần lớn trong thời gian đó họ chỉ sống lang thang, sống tự do, bình đẳng, chưa có tổ chức xã hội. Trải qua hàng triệu năm, nhờ quá trình lao động, mà người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn.Vậy người tinh khôn sống như thế nào? Chúng ta sang phần 2.
Gv yêu cầu HS quan sát H5. và so sánh người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào ?
?Thể tích não của người tối cổ từ 850-1100 cm3,Người tinh khôn là 1450 cm3.Con số đó nói lên điều gì?

?Hình ảnh người tinh khôn vác trên vai cây lao dài nói lên điều gì ?Vai trò của nó đối với đời sống kinh tế của con người thời nguyên thuỷ như thế nào?

(Giáo dục môi trường)-Trong đời sống người tinh khôn có những tiến bộ như thế nào?Nguyên nhân sự tiến bộ đó?
HS quan sát tranh trả lời.

-HS:Khả năng sáng tạo và tư duy ngôn ngữ của người tinh khôn cao hơn người tối cổ.

-HS:Chứng tỏ họ biết chế tạo ra những công cụ tinh vi hơn,dựa trên những nguyên liệu đa dạng hơn,có hiệu quả sử dụng cao hơn đồ đá.Đó là gỗ và kim loại..

-HS: Họ sống theo từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc họ làm chung- ăn chung, họ biết trồng trọt và chăn Nuôi-biết làm gốm, dệt vải và làm đồ trang

HS:.Nhờ cải tiến công cụ lao động họ sản xuất tốt hơn,đời sống được nâng cao hơn
-Người tinh khôn bắt đầu chú ý đến đời sống tinh thần. 2. Người tinh không sống như thế nào
Sống theo thị tộc
_Làm chung-ăn chung.
_Biết trồng trọt-chăn nuôi-làm gốm dệt vải,đồ trang sức
_Cuộc sống ổn định.

GV sơ kết: Cuộc sống của người tinh khôn tiến bộ hơn nhiều so với người tối cổ về tổ chức xã hội-về sản xuất và đời sống. Con người kiếm được thức ăn nhiều hơn, phong phú hơn. Thế nhưng tại sao xã hội nguyên thuỷ lại tan rã.Chúng ta sang phần 3
-Công cụ kim loại được phát minh vào thời gian nào ? Và nó hơn công cụ bằng đá ở chổ nào ?

Gv yêu cầu HS xem tranh ở H6 SGK và giới thiệu:Có kiểu dáng đẹp,độ nung cao,chất liệu mịn.
?Con người chế tạo đồ gốm để làm gì?Vai trò của đồ gốm đối với cuộc sống người nguyên thuỷ?

Gv yêu cầu HS xem tranh ở H7 /SGK
Gv : Người nguyên thuỷ (người tinh khôn) dùng những loại công cụ gì ?

?Liềm ,mũi tên…dùng để làm gì?

?Hình ảnh đồ gốm ,công cụ ,đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng phản ánh ngành kinh tế nào phát triển trong thời kì này?
Gv :Giáo dục môi trường:?Công cụ kim loại xuất hiện có tác dụng như thế nào?Đặc điểm của công cụ bằng kim loại so với công cụ đá có gì khác nhau?
(Dành cho HS khá- Giỏi) ? Tại sao khi công cụ bằng kim loại xuất hiện nền sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
Liên hệ xã hội hiện nay.và giáo dục h ọc sinh
Giáo dục tư tưởng tình cảm:Trong quá trình sản xuất của xã hội loài người muốn năng suất đạt kết quả cao thì phải đảm bảo những yếu tố nào? HS: Công cụ kim loại được phát minh vào khoảng 4.000 năm TCN. Hơn công cụ đá ở chỗ : Sắc bén và chế tạo ra nhiều công cụ hơn như : Rìu-cuốc-cày mũi giáo-tên.
- Cho tới khoảng 4.000 năm TCN,con người đã phát hiện ra đồng nguyên chất,rất mềm,nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức.Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho cứng hơn gọi là đồng thau.

HS:Đồ gốm này dùng để đựng,có tai để buộc day treo lên.Làm cho đời sống cao hơn.

- HS:Dao, liềm, rìu, mũi tên, đồ trang sức bằng đồng.
-HS:Gặt lúa,săn thú….

-HS:Nông nghiệp,thủ công nghiệp phát triển.

-HS:Có thể khai phá đất hoang,tăng năng suất lao động ,sản phẩm ngày càng nhiều,xẻ gỗ làm nhà,,.Công cụ bằng kim loại sẽ làm cho nền kinh tế phát triển hơn .

-Đòi hỏi phải cải tiến công cụ lao động,sự sáng tạo tư duy của con người. 3-Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã

_Công cụ bằng kim loại xuất hiện thì nền sản xuất phát triển, sản phẩm sẽ dư thừa. Trong xã hội có sự giàu nghèo=> Từ đây xã hội nguyên thuỷ tan rã, nhuờng chỗ cho 1 xã hội mới ra đời.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu 1. Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Nam Phi B. Đông Nam Á
C. Nam Mĩ D. Tây Phi
Câu 2. Con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tao ra công cụ vào thời gian nào?
A. 4000 năm TCN B. 4 triệu năm
C. 3000 năm TCN D. 5 triệu năm
Câu 3.Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Đồng . B. Nhôm.
C. Sắt. D. Kẽm.
Câu 4. Người tối cổ sống như thế nào?
A. Theo bộ lạc. B. Theo thị tộc.
C. Đơn lẻ. D. Theo bầy.
Câu 5. Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã là do
A. năng suất lao động tăng. B. xã hội phân hoá giàu nghèo.
C. công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện. D. có sản phẩm thừa.
Câu 6. Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
A. Vượn cổ Người tối cổ Người tinh khôn
B. Vượn cổ Người tinh khôn Người tối cổ.
C. Người tinh khôn Người tối cổ Vượn cổ
D. Người tối cổ Vượn cổ Người tinh khôn.
Câu 7. Vượn cổ chuyển hóa thành người thông qua quá trình
A. tìm kiếm thức ăn. B. chế tạo ra cung tên.
C. tạo ra lửa . D. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động
Câu 8. Con người bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh khi
A. biết chế tạo ra lửa.
B. biết làm nhà để ở, may áo quần để mặc.
C.biết thưởng thức nghệ thuật vào sáng tạo thơ ca.
D. xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.
+ Phần tự luận
Câu 1. Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn như thế nào?
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A A D C A D D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
+ Hoàn thành bảng so sánh sau:
Người tối cổ Người tinh khôn
Thời gian xuất hiện
Nơi tìm thấy di cốt
Tổ chức xã hội
Công cụ
Cuộc sống

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
*Đối với bài học ở tiết này:
_Ôn lại:Người tinh khôn sống như thế nào?
Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Chuẩn bị bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ