Giáo án lịch sử 6: Bài Nước Âu Lạc (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Âu Lạc (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 16 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 16 Ngày dạy:
Bài 15 : NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết:
+ Thấy rõ giá trị thành Cổ Loa.
+ Thành Cổ Loa là trung tâm kinh tế_chính trị_quân sự của nước Âu Lạc.
+ Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo,thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta.
- HS hiểu:
+ Do mất cảnh giác mà nhà nước Âu Lạc đã rơi vào tay của Triệu Đà.
2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
+ Trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ và kĩ năng nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm lịch sử.
- HS thực hiện thành thạo:
+ Nắm được giá trị kinh tế, chính trị, quân sự của thành Cổ Loa.
3.Thái độ:
- Thói quen: tìm hiểu, nghiên cứu các công trình kiến trúc của cha ông ta ngày xưa.
- Tính cách: biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử (thành Cổ Loa); có tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip, so sánh, nhận xét, đánh giá,…
II.PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
II.CHUẨN BỊ:
1.GV:Câu chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu.
2.HS:Tập_SGK_VBTLS.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
2-Kiểm tra bài cũ:4 phút
A-Trắc nghiệm:(3đ)
? Người Lạc Việt đã dùng cách nào để đánh bại quân Tần?
a- Sử dụng chiến thuật du kích.
b- Dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở.
c- Ngày ở yên,đêm ra đánh.
d- Tất cả các cách đánh trên.
B-Tự luận:(7đ)
? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
TL: Sau khi đánh bại quân Tần.Năm 207 TCN Thục Phán lên làm vua và lấy hiệu là An Dương Vương.Đặt tên nước là Âu Lạc,đóng đô ở Phong Khê.
GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Giới thiệu bài: Sau khi lên ngôi vua An Dương Vương đã cho xây dựng khu thành Cổ Loa rất kiên cố,tại đây có 1 lực lượng quân đội rất lớn để bảo vệ.Thế nhưng tại sao nhà nước Âu Lạc bị sụp đổ. Đó là nội dung chính của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: + Thấy rõ giá trị thành Cổ Loa.
+ Thành Cổ Loa là trung tâm kinh tế_chính trị_quân sự của nước Âu Lạc.
+ Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo,thể hiện được tài năng quân sự của ông cha
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BÀI.
Hoạt động 1.Thành Cổ Loa và Lực lượng quốc phòng.
GV sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa rất kiên cố,trở thành trung tâm của đất nước và là 1 căn cứ quân sự rất vững chắc và lợi hại .Thành nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và là đầu mối giao thông đường thuỷ,ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng rồi từ đó có thể toả ra đi khắp nơi theo sông Hồng,sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả,hoặc ngược lên sông Cầu qua sông Thương,sông Lục Nam tới
vùng núi Đông Bắc.
GV cho HS quan sát sơ đồ khu thành Cổ Loa kết hợp nội dung SGK/43.
? Em hãy mô tả thành Cổ Loa?

GV giải thích thêm:3 vòng thành gồm:
Vòng thành nội có 1 cửa.
Thành trung có 5 cửa.
Thành ngoại có 3 cửa.

? Bên trong thành nội là khu vực gì?

? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kĩ III_II TCN? (GV cho HS thảo luậm nhóm)

GV dân cư của Au Lạc lúc bấy giờ có khoảng 1 triệu người mà đắp được 3 vòng thành Cổ Loa ,đó là 1 kì công thể hiện cái tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây dựng thành của ông cha ta .
? Vì sao Cổ Loa được xem là 1 quân thành?

? Căn cứ vào đâu mà chúng ta kết luận thành Cổ Loa là 1 thành quân sự ?

? Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang với nhà nước Au Lạc ? (HS giỏi trả lời ).
* Định hướng phát triển năng lực: Tự hào về sự tài giỏi của cha ông khi xây thành Cổ Loa
GV chuyển ý sang phần 5.

Hoạt đông 2.Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
? Em biết gì về Triệu Đà?
HS:Trả lời.
? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của quân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?

GV: Sau nhiều lần bị thất bại,Triệu Đà đã vờ xin cầu hoà để tìm mọi cách thôn tính nước Âu Lạc
? Theo em Triệu Đà đã dùng kế gì để đánh nước Âu Lạc?

?Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Triệu Đà,theo em thì nguyên nhân nào làm cho An Dương Vương bị thất bại?

? Sự thất bại của An Dương Vương đã để cho đời sau những bài học gì?
* Định hướng phát triển năng lực: Rút được bài học kinh nghiệm từ nguyên nhân mất nước của An Dương Vương

HS lắng nghe

HS:Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa Thành (hay gọi thành Cổ Loa)
-Thành có 3 vòng khép kín,tổng chiều dài:16.000m.
-Chiều cao:5_10m.
-Chiều rộng:10m.
-Chân thành:10_20m.
Các hào nước bao bọc,thông với nhau
HS:Là nơi ở và làm việc củaVua,Lạc Hầu,Lạc Tướng.
HS:Là công trình kiến trúc quân sự độc đáo của nhân dân Au Lạc.

HS:Vì ở đây có 1 lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh,được trang bị các loại vũ khí bằng đồng như:Giáo rìu chiến,dao găm,đặc biệt là nỏ.Đây là 1 khu thành phòng thủ,bảo vệ kinh đô An Dương Vương chống lại các cuộc tấn công xâm lược của các nước bên ngoài.
HS:Ở phía Nam thành người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng,Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa sẵn sàng tham chiến khi có chiến sự.
+Giống nhau:Vua có quyền quyết địng mọi việc.
Giúp Vua có Lạc Hầu,Lạc Tướng.
Lạc Tướng đứng đầu các bộ,Bồ Chính đứng đầu các Chiềng,Chạ.
+Khác nhau:Kinh đô Văn Lang ở vùng trung du (BH-PT)
Kinh đô Au Lạc ở vùng đồng bằng (ĐA-HN)
.Au Lạc có thành Cổ Loa,vừa là kinh đô,vừa là trung tâm kinh tế-chính trị,vừa là công trình quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia.
.An Dương Vương có quyền lực cao hơn Hùng Vương.

HS: Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt và tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân của Triệu Đà giữ vững nền độc lập của tổ quốc.

GV cho HS liên hệ câu chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu.

HS(giỏi):Do tính chủ quan ỷ lại vào chiếc nỏ thần, không tin tưởng các trung thần (đuổi Nội Hầu và Cao Lỗ về quê) nội bộ không đoàn kết.
HS:Đối với kẽ thù tuyệt đối phải cảnh giác.
Phải tin tưởng bậc trung thần.
Phải dựa vào dân để đánh giặc.
GV kết luận: An Dương Vương vừa có công, vừa có tội với lịch sử. Ông có công xây dựng nước, nhưng có tội là mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay của Triệu Đà, mở đầu cho thời kì Bắc thuộc.
1-Thành Cổ Loa và Lực lượng quốc phòng.

-An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn gọi là Loa Thành (hay thành Cổ Loa)
.Thành có 3 vòng khép kín.
.Tổng chiều dài 16.000m
.Chiều cao :5_10m.
.Mặt thành :10m.
.Chân thành:10_20m.
.Có hào nước bao quanh và ăn thông với nhau.

.Thành vừa là kinh đô vừa là 1 công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.

2-Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
.Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc.
.Nhờ có vũ khí tốt và tinh thần đoàn kết,chiến đấu dũng cảm mà quân dân Âu Lạc đã đánh bại được quân của Triệu Đà.

.Năm 179 TCN An Dương Vương mắc mưu của Triệu Đà nước Âu Lạc bị thất bại .
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu hỏi:
1- Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì?(MĐ 1)
a-Hình tròn. c-Hình chữ nhật.
b-Hình xóay trôn ốc. d-Hình vuông.
2-Vũ khí lợi hại của người Âu Lạc là gì?(MĐ 2)
a-Dao găm. c-Giáo mác.
b-Nỏ. d-Rìu chiến.
3-Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?(MĐ 3)
a-Trọng người tài giỏi c-Đoàn kết
b-Không được chủ quan d-Cảnh giác
4-Em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và nêu ý nghĩa lịch sử thành Cổ Loa?(MĐ 3)
Nêu điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang –Âu Lạc.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Giải thích câu ca dao: “Ai về qua huyện Đông Anh.
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc khác thường.
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”
2. Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho ta bài học gì?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh
+ Đối với bài học ở tiết này:
Các em về nhà học bài theo câu hỏi cuối bài ở SGK/46.
Làm bài tập ở VBTLS.
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II.
Các em chuẩn bị bài theo các câu hỏi ở SGK/46.
Nhóm 1-2-3:soạn câu hỏi 1-2 và chuẩn bị bài tập 1,2,3 ở VBTLS 6.
Nhóm 4-5-6:soạn câu hỏi 3-4 và chuẩn bị bài tập 4-5-6 ở VBTLS 6.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ