Giáo án VNEN bài Xã hội nguyên thủy

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Xã hội nguyên thủy. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh biết được:
1. Kiến thức
- Biết được nguồn gốc loài người;
- Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn thành người; những đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người thời nguyên thủy; nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
- Biết được những dấu tích của người nguyên thủy trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình nội dung Lịch sử; kỹ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, kỹ năng hợp tác.
3. Thái độ
- Trân trọng những sáng tạo của con người trong quá trình lao động.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Hình thành cho học sinh các năng lực: giao tiếp, chia sẻ thông tin cá nhân, năng lực tìm hiểu và tự học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Quá trình chuyển biến từ vượn thành người
+ Khám phá đời sống con người thời nguyên thủy.
+ Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ
+ Khám phá về thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh: một số công cụ lao động thời nguyên thủy, quá trình chuyển biến từ vượn thành người, bầy người nguyên thủy, sinh hoạt của người nguyên thủy.
2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về người nguyên thủy.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
GV yêu cầu H/s quan sát H1. HĐ nhóm 4 câu hỏi phần 1.
Kể tên các công cụ lao động mà em quan sát được
Theo em, với các công cụ như vậy, con người có thể kiếm sống như thế nào?
Em biết gì về đời sống của con người nguyên thủy?
HS: - Những hòn đá được ghè đẽo sắc nhọn
- Lưỡi mai bằng đá
- Bộ cung tên dùng để săn bắn
- Lưỡi quốc đá
Các loại công cụ như vậy con người kiếm sống rất khó khăn bởi vì công cụ còn quá thô sơ
=> Cuộc sống bấp bênh
Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người đầu tiên xuất hiện ở đâu họ sinh sống và làm việc như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Yêu cầu H/s đọc thông tin, quan sát H2, HĐ cặp đôi:
? Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào?
? H2, hãy miêu tả những điểm giống và khác nhau giữa vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn?
HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt.
- Giống nhau: biết sd công cụ lđ.
- Khác:
Người tối cổ Người tinh khôn
- Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ 1 lớp lông ngắn. - Mặt phẳng, trán cao, ko còn lớp lông trên người.
- Dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước - Dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo.
- Thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1100 cm 3 - Thể tích sọ não 1450 cm3
GV: Còn ở Việt Nam di tích của người tối cổ được tìm thấy ở một số nơi:
- Ơ hang Thẩm khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta đã phát hiện đuợc những chiếc răng của người tối cổ.
- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
GV: Y/c Hs hoàn thiện bảng b) vào vở
GV: trải qua hàng triệu năm từ loài vượn cổ đã phát triển thành người tinh khôn. Cuộc sống của con người thời đó ntn chuyển ... 1. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Trải qua 3 giai đoạn chính:
- Cách đây khoảng 6 triệu năm, loài vượn cổ đã xuất hiện. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, đã biết đi bằng hai chi sau, dùng 2 chi trước để cầm nắm biết dùng những hòn đá, cành cây làm công cụ lao động. Thể tích não khoảng 900cm3
- Người tối cổ: Cách đây khoảng 3-4 triệu năm, hoàn toàn đi bằng 2 chân, thể tích não khoảng 1100cm3. Nơi tìm thấy dấu vết: Đông Phi , đảo Gia-Va (In đô nê xi a), Bắc Kinh (TQ)
- Người tinh khôn: Cách đây khoảng 4 vạn năm. Họ có cấu tạo như người ngày nay, đi thẳng, hai tay khéo léo, thể tích não khoảng 1450cm3. Nơi tìm thấy dấu vết ở hầu khắp các châu lục.
Hoạt động 2: Khám phá đời sống con người thời nguyên thủy
a) GV: y/c HS đọc thông tin, quan sát tranh, HĐ nhóm 4:
- Tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn khác nhau như thế nào?
- Nhận xét về tổ chức xã hội thời nguyên thủy?
GV bổ sung: Một số thị tộc sống cạnh nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên xa xôi gọi là bộ lạc. Bộ lạc là tổ chức xã hội gồm những thành viên cùng dòng máu, có ngôn ngữ chung, có tên gọi riêng và có người đứng đầu, gọi là tù trưởng.
GV: tuy nhiên, bầy người đã khác hẳn bầy đv ở chỗ: có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ xát đá, biết sd và làm đồ gốm.
b) GV: y/c H/s quan sát hình ảnh, đọc thôn tin, HĐ nhóm:
- Người nguyên thủy đã SD những loại công cụ lao động chủ yếu nào?
- Người nguyên thủy đã kiếm sống ntn? Quan sát 5,6,7, miêu tả cảnh sinh hoạt của người nguyên thủy?
c) GV: cho HS quan sát H8,9,10,11. HĐ cặp đôi:
- Qua H8,9, nêu về sự thay đổi nơi ở của người nguyên thủy? Theo em, sự thay đổi đó của người nguyên thủy có ý nghĩa ntn?
- Qua H10,11 em hãy cho biết về trang phục của người nguyên thủy. Nhận xét về trang phục của người nguyên thủy?
HS:
+ Giai đoạn đầu, nơi ở của họ chủ yếu trong hang động
+ Về sau, họ đã biết làm các túp lều ven sông ven suối => Cuộc sống đã phát triển hơn, họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
+ Trang phục chủ yếu là vỏ cây và da thú => trang phục thô sơ, bước đầu biết đến ý thức.
GV: khi con người biết đến ý thức, biết trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống nguyên thủy không còn phù hợp ... chuyển 2. Khám phá đời sống con người thời nguyên thủy.
- Người tối cổ sống theo bầy khoảng vài chục người
- Người tinh khôn sống thành nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình có quan hệ họ hàng, gọi là thị tộc.
=> Tổ chức xã hội sơ khai, chưa có nhà nước
- Dùng đá để chế tạo công cụ lao động.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn, xua đuổi thú dữ
- Người tinh khôn biết ghè đẽo đá cho sắc, nhọn làm dao, rìu ... biết làm đồ gốm.
- Cuộc sông chủ yếu bằng hái lượm, săn bắn, săn bắt và bước đầu biết đến trồng trọt, chăn nuôi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự rời rã của xã hội nguyên thủy?
GV: y/c H/s đọc thông tin và qs tranh, HĐ cặp đôi:
- Nêu tên các loại công cụ trong H12
- Việc xuất hiện các loại công cụ bằng kim loại dẫn đến hệ quả như thế nào?
HS: lưỡi cày đồng, mũi tên đồng, lưỡi quốc, giáo, mác ...
GV: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 vạn năm (công cụ sản xuất là đồ đá).
Cách đây khoảng 4000 năm TCN, người tinh khôn phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động bằng kim khí cho năng xuất lao động tăng.
? Sản phẩm dư thừa nảy sinh tình trạng gì?
3. Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ
- Thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng) và dùng kim loại làm công cụ lao động.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt.
=> Sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
- Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có. Xã hội phân hóa giàu, nghèo=> Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
Hoạt động 4: Khám về thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
GV: y/c H/s đọc thông tin, qs bảng, tranh trang 22, HĐ cặp đôi:
? Qua dấu tích của người nguyên thủy, em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
? Qua H15, em hãy kể tên một số đồ trang sức của người Việt thời nguyên thủy. Những đồ trang sức trên phản ánh điều gì về đời sống tinh thần của con người thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
HS: Đồ trang sức là những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay, khuyên tai đá, những chuỗi hạt bằng đất nung.
GV: Ngoài ra họ còn biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
- Người nguyên thủy đã hình thành một số phong tục tập quán: thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
- Điều đó chứng tỏ cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy Hòa Bình - Bắc Sơn phong phú hơn. Họ quan niệm người chết sang thế giới bên kia cũng phải lao động=> họ đã có sự phân biệt giàu nghèo.
? Theo em ngày nay, phong tục này có còn tồn tại không? Vì sao.
HS: Ngày nay, phong tục này vẫn còn tồn tại, thể hiện trong tang lễ phong tục ở từng vùng, miền. 4. Khám phá về thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
- Người nguyên thủy sinh sống trên mọi miền đất nước, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Bắc trung bộ.
- Đời sống tinh thần phong phú, biết làm đẹp cho bản thân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Bài tập 1: Dựa vào thông tin dưới đây, hãy viết ra một số điểm tâm đắc nhất sau khi học xong bài này.
+ HS: Tự bộc lộ
Bài tập 2: Dựa vào nội dung bài học, hãy vẽ sơ đồ (theo mẫu) về quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
+ HĐ cá nhân:
Sơ đồ: Vượn cổ (cách ngày nay khoảng 6 triệu năm) -> Người tối cổ
(Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm) -> Người tinh khôn (cách đây khoảng 4 vạn năm)
Bài tập 3: Hãy xác định trên lược đồ thế giới và ghi vào vở một số địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy?
GV: Cho HS quan sát lược đồ thế giới để phát hiện:
- Đông phi
- Đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
- Bắc Kinh (Trung Quốc)
Bài tập 4: Hãy xác định trên lược đồ hành chính Việt Nam và ghi vào vở một số tỉnh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy.
- Ơ hang Thẩm khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn
- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
Bài tập 5: sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo đúng tiến trình chế tác công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy.
HS: Sắp xếp: E-> D-> B-> A-> C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà.
1. Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy là gì?
HS: Tín hiệu
2. Đóng vai một nhà nghiên cứu lịch sử “nhí”, giới thiệu cho người thân và bạn bè nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục của người nguyên thủy.
3. Hãy viết một lá thư cho người thân và kể cho người đó giờ học lịch sử của em về xã hội nguyên thủy.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
1. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về người nguyên thủy, em có thể tìm đọc cuốn sách và trang wed sau:
- Bách khoa tri thức học sinh, NXB văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013
- http:/vi.wikipedia.org.
2. Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian nói về nguồn gốc loài người của một số dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 4: Các quốc gia cổ đại trên thế giới

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ