Giáo án lịch sử 6: Bài Văn hoá cổ đại

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Văn hoá cổ đại. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 6 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 6 Ngày dạy:

BÀI 6 : VĂN HOÁ CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
*Hs biết:
-HS cần nắm được qui luật lịch sử là qua mấy ngàn năm tồn tại.
-Thời cổ đại đã để lại cho con người một di sản đồ sộ quí báu về văn hoá.
*Hs hiểu:
-Người phương Đông, phương Tây cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú rực rỡ về chữ viết,chữ số ,lịch,văn học nghệ thuật.
2. Kĩ năng :
*Hs thực hiện được:
- Mô tả một công trình lớn của thời cổ đại qua tranh ảnh mà GV sưu tầm.
*Hs thực hiện thành thạo:
- Kỹ năng thẩm mỹ, hội họa, kiến trúc.
3. Thái độ :
* Thói quen:
- Qua bài giảng, HS thấy tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
*Tính cách:
-Giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
-Giáo dục môi trường
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II. PHƯƠNG PHÁP
-Nêu vấn đề, Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận,thuyết giảng,gợi mở
III. CHUẨN BỊ :
1-Chuẩn bị của GV:Tìm hiểu nội dung câu chuyện I-li-at,Ô-đi-xê
2-Chuẩn bị củaHS:Nghiên cứu các H12,13,14,15,16,17.
_Trực quan:HS quan sát các công trình văn hoá thời cổ đại và tập mô tả,phân tích
_Phân tích các thành tựu khoa học (Lịch của người phương Tây,hệ chữ cái a,b,c……)
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
2-Kiểm tra bài cũ:4 phút
_Em hãy xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây trên lược đồ và cho biết nó được hình thành ở đâu và thuận lợi phát triển về ngành gì?(8đ)
(HS xác định trên lược đồ ).Ở ven biển địa trung hải ,phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
_Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào?
Gồm có 2 giai cấp:
-Chủ nô: Giàu có, sống rất sung sướng.
-Nô lệ: Sống rất khổ cực, bị xem là công cụ biết nói.
? Em hãy cho biết các dân tộc phương Đông đã sáng tạo ra chữ viết loại gì? (2đ)
GV nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Qua bức tranh trên, em hãy cho biết tên của các công trình kiến trúc thời cổ đại? Các công trình kiến trúc đó thuộc nước nào?
- Dự kiến sản phẩm: Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp), Kim tự tháp (Ai Cập)
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Thời cổ đại,
khi nhà nước mới được được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh.Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựa văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng. Để biết được
thời cổ đại đã đạt được những thành tựa văn hóa gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung đó trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: H -HS cần nắm được qui luật lịch sử là qua mấy ngàn năm tồn tại.
-Thời cổ đại đã để lại cho con người một di sản đồ sộ quí báu về văn hoá.
-Người phương Đông, phương Tây cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú rực rỡ về chữ viết,chữ số ,lịch,văn học nghệ thuật.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Gv : Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông như thế nào,nghề chính là gì ?điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì?

Gv giải thích : Vì nền KT chính là nông nghiệp nên họ luôn phụ thuộc vào thiên nhiên như : mưa thuận, gió hòa … từ đó họ biết quan sát và biết được những qui luật của tự nhiên.
Gv : Vậy với việc phát hiện ra qui luật của tự nhiên giúp họ có được điều gì trong sản xuất ?
( giáo dục môi trường)

*Liên hệ bài cũ:Con người đã dựa vào đâu để tính thời gian và họ đã sáng tạo ra gì để tính thời gian.

Gv : Với việc phát hiện ra qui luật Mặt trăng-Trái đất ; Trái đất-Mặt trời họ đã sáng tạo ra cái gì ?

?Ngoài lịch họ còn có những thành tựu nổi bật khác như : chữ viết, toán học, kiến trúc
?Chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào ? Người phương Đông cổ đại sử dụng loại chữ gì để nói lên ý nghĩ của con người ?

GV:Chữ tượng hình là như thế nào?
- GV cho hS xem chữ tượng hình của người phương Đông (chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời năm 2000 TCN).GV vẽ một số hình ảnh lên bảng phụ.
 : Mặt trời
GV hướng dẫn HS xem hình 11
SGK/17, chữ tượng hình Ai Cập(VI)
.Sămpôliông (người Pháp) là người đầu tiên đọc được những bí ẩn trong chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại vào 14-9-1822.
GV:Người ta thường viết chữ này lên đâu?
GV nhấn mạnh: Chữ viết ra đời là 1 nhu cầu bức thiết của con người nói chung và Nhà nước nói riêng, đồng thời là 1 sáng tạo vĩ đại, 1 di sản vô cùng quí giá của thời cổ đại. Quá trình sáng tạo ra chữ viết rất lâu dài phức tạp và khó khăn, phải bắt đầu từ chữ tượng hình và về sau mới đúc kết lại thành chữ viết như ngày nay.
Người Ai Cập tìm được phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học(hàng năm họ phải tính lại diện tích các thửa ruộng bị đất phù sa làm mất bờ mùa nước lên, xây dựng kim tự tháp), và tính được số pi=3,16. Lưỡng Hà: Giỏi về số học(họ buôn bán nên thường xuyên tính toán). Ấn Độ:Phát minh ra hệ thống chữ số,kể cả chữ số 0. Người Ấn Độ sáng tạo ra các số ngày nay ta đang dùng
GV:Người phương Đông còn sáng tạo ra những thành tựu văn hoá gì nữa?

GV:Cho HS quan sát hình 12,13 trong sách giáo khoa?và cho biết kim tự tháp được xây dựng để làm gì? Và bằng nguyên liệu gì?

GV:Sự vĩ đại của kim tự tháp thể hiện ở điểm nào?

GV:Em có nhận xét gì về kim tự tháp?

GV:Thành ba-bi-lon được xây dựng ở đâu?Em biết gì về vườn treo Ba-bi-lon?

 GV kết luận :Đây là những kì quan của thế giới mà loài người ngày nay còn thán phục về kiến trúc của người xưa.Đó là thành tựu văn hoá của người phương Đông,vậy người Hi Lạp –Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá ? Chúng ta sang phần 2 HS : Gần lưu vực các con sông lớn ,đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.Khó khăn lũ lụt thiên tai…

- HS : biết làm theo mùa vụ, thuận lợi và có hiệu quả hơn.

- HS:Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời ,đất Mặt trăng,Mặt trời để tính thời gian.
-Nhờ những tri thức đó người phương Đông đã có những tri thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.Chia một năm có 12 tháng,1 tháng có 29-30 ngày.Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Hs : Sáng tạo ra lịch.
Lịch của người phương Đông chủ yếu là lịch âm,về sau nâng thành âm-dương lịch. Lịch của người phương Đông gọi là Âm lịch (tính tháng theo Mặt Trăng, tính năm theo Mặt Trời) lịch của người phương Đông rất sát với sản xuất.Bây giờ họ khẳng định mặt trời quay quanh trái đất.
HS:Do sản xuất phát triển, xã hội phát triển, con người có nhu cầu ghi chép và viết chữ. Từ đó chữ viết ra đời, người phương Đông sử dụng chữ tượng hình.
- HS:Người ta mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người.

- Đặc trưng của loại chữ viết này là được thể hiện bằng hình ảnh, hình tượng. Người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, vải lụa trắng. Người lưỡng Hà viết trên phiến đất sét rồi đem nung khô . Người Ai Cập viết trên giấy papirút(là một loại cây có vỏ giai ..)

-HS quan sát trả lời câu hỏi

HS:Lăng mộ của vua,thời Ai Cập cổ đại,vua được xem là sức mạnh tuyệt đối,các pha-ra-on quan niệm “cuộc sống trên trái đất là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ,nơi mà sau khi ta chết ,xác ta nằm ở đó”.Được xây dựng bằng đá.

HS:Quy mô rộng lớn,trình độ mài đá xây dựng tính toán rất giỏi.
-HS:Thể hiện quyền uy của pha-ra-on,sự sáng tạo của nhân dân lao động.
Như Cácmác từng nói,kim tự tháp là “kết quả vĩ đại”sinh ra từ những “hợp tác đơn giản”.Một mặt nó là sự kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp của sự hi sinh của hàng chục vain nô lệ,nhưng mặt khác no cũng là bản anh hùng ca ,ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của họ và “bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp”
HS:Lưỡng Hà .Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng sau vài năm vua Na-bu-cu- đô-nô-rô xây dựng xong cung điện chính của mình ,là món quà ông tặng người vợ yêu quý mình… 1.-Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

a.Thiên văn và lịch:

-Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn.

- Họ sáng tạo ra Âm lịch và làm ra đồng hồ đo thời gian.

b-Chữ viết :

-Chữ tượng hình.

c-Toán học: Phép đếm đến 10, số pi (=3,16), chữ số, số học.

d.-Kiến trúc :
-Kim Tự Tháp, Thành Babilon

Gv : Thành tựu văn hóa đầu tiên của người Hylạp-Rôma là gì ?

GV:Đó là thành tựu đầu tiên của người Hylạp-Rôma. Vậy thành tựu thứ 2 của họ là gì ?

.
Gv : Người Hi Lạp –Rô Ma có nhưng thành tựu khoa học gì ?

GV yêu cầu HS nêu tên những nhà khoa học :
+Toán học : Ta-lét, Pitago, Ơcơlít .
+Vật lí : Ắc simét .
+Triết học : Platôn, Aritxtốt .
+Sử học: Hêrôđốt, Tudixít .
+Địa lí : Stơ -ra-bôn .
Gv : Văn học cổ Hi Lạp phát triển như thế nào ?

Gv : Em hãy nêu những công trình nghệ thuật nổi tiếng của người phương Tây cổ đại ?

-GV miêu tả các công trình kiến trúc.
GV:Theo các em tình trạng các di vật ,di tích lịch sử ngày nay có được giữ gìn và phát huy nữa hay không?(Giáo dục môi trường)
*Giáo dục tình cảm:Em có thái độ và trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ và tìm hiểu các di tích lịch sử ở nước ta?

Hs : Họ sáng tạo ra lịch …

HS : Chữ viết … Họ sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c….như ngày nay, ban đầu là 20 chữ, sau này là 26 chữ cái mà ngày nay ta đang dùng.

- HS:Họ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học. Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh.

- HS :Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới như : Iliát, Ôđixê, kịch, thơ độc đáo của Etsin.

-HS : Đền Páctênông ở Hi Lạp
Đấu trường Côlidê ở Rô Ma
Tượng lực sĩ ném đĩa
Tượng thần vệ nữ.
HS:Có nhưng hiện nay các di tích lịch sử không còn nguyên vẹn nhiều di tích đã bị phá hoại như Vạn Lí Trường Thành ,Vườn treo…..

HS:Phải biết gìn giữ ,bảo vệ và quý trọng ,nếu thấy có biểu hiện phá hoại chúng ta phải báo cho các cơ quan có liên quan.Chúng ta cần tìm hiểu các di tích lịch sử để hiểu rõ hơn về lịch sử đất nước ta.
2-Người Hi Lạp-Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
-Họ sáng tạo ra lịch, dựa trên qui luật của trái đất quay xung quanh mặt trời.Đó là lịch dương.

-Chữ viết : Sáng tạo ra bảng chữ cái a,b,c …

-Các ngành khoa học cơ bản : Đạt được

nhiều thành tựu về khoa học : Toán học, Thiên văn, Vật lí, Triết học, Sử học, Y học , Địa lí.

-Văn học :Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi nổi tiếng:I-li-at,ô-đi-xê,kịch thơ:Ô-re-xti

-Kiến trúc : Đền Pactênông (Hi Lạp), Đấu trường Côlidê (Rô Ma).
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu 1. Đền Pac-tê-nông là công trình kiến trúc nổi tiếng ở
A. Rô-ma. B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ. D. Hi Lạp.
Câu 2. Trong các nhà khoa học thời cổ đại dưới đây, ai có đóng góp về toán học?
A. Ác-si-mét. B. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít.
C. Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít. D. Pla-tôn, A-ri-xít-tốt.
Câu 3. Hệ chữ cái a,b,c... là thành tựu của người
A. Ai Cập, Ấn Độ. B. Rô-ma, Hi Lạp.
C. Trung Quốc, Rô Ma. D. Hi Lạp, Lưỡng Hà.
Câu 4. Ai đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả số 0 mà ngày nay ta đang dùng?
A. Người Hi Lạp. B. Người Ai Cập.
C. Người Ấn Độ. D. Người Trung Quốc.
Câu 5. Thành tựu văn hóa nào là không phải của các dân tộc phương Đông cổ đại?
A. Làm ra lịch và đó là dương lịch.
B. Sáng tạo chữ viết (chữ tượng hình), chữ số, phép đếm, tính được số pi bằng 3,16.
C. Làm ra lịch và đó là âm lịch.
D. Xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp,thành
Ba-bi-lon...
Câu 6. Vì sao các dân tộc phương Đông cổ đại sớm làm ra lịch?
A. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
B. Để làm vật trang trí trong nhà.
C. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.
D. Phục vụ yêu cầu sản xuất công nghiệp.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Em có thái độ và trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ và tìm hiểu các di tích lịch sử ở nước ta?(Vận dụng)

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

* Đối với bài học ở tiết này:
-Các em học bài, chú ý phần 2, kết hợp câu hỏi SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh về 7 kì quan thế giới của thời cổ đại.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
chuẩn bị Tiết 8:Chú ý:
+Người tối cổ là người như thế nào?Người ta tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở đâu?
+So sánh công cụ ở hình 19 và hình 20 và hình 20 với 21,22,23

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ