Giáo án lịch sử 6: Bài Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thời nguyên thủy trên đất nước ta. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 8 Ngày soạn:
Tiết PPCT: (2 tiết 8,9) Ngày dạy:
Phần hai : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
CHỦ ĐỀ : (Chương I ): BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8 :

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
*HS biết:
-Nước ta có quá trình lịch sử lâu dài, là 1 trong những quê hương của loài người.
-Trải qua hàng chục vạn năm, là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển phù hợp với qui mô phát triển chung của toàn thế giới .
*HS hiểu:
-Thông qua sự quan sát các công cụ ,giúp HS phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2.Kĩ năng :
HS thực hiện được:
- Quan sát tranh, ảnh lịch để rút ra nhận xét và so sánh để nắm vững kiến thức bài học.
HS thực hiện thành thạo:
- Quan sát tranh, ảnh lịch để rút ra nhận xét và so sánh.
3.Thái độ:
Thói quen:
- HS biết trân trọng những thành tựu của ông cha ta đã cải tạo con người cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp.
Tính cách:
- HS có ý thức tự hào dân tộc.
* GV lồng ghép giáo dục môi trường.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip, so sánh các hình ảnh trong bài…
II.PHƯƠNG PHÁP
-Vấn đáp thuyết trình , giải thích…
III-CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV: Lược đồ 1 số di tích khảo cổ ở Việt Nam, rìu đá phục chế .
2.Chuẩn bị của HS: Bài chuẩn bị, tập ghi bài.
Phối hợp các phương pháp: Quan sát, nêu và giải quyết vấn đề,trò chơi ô chữ.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
2-Kiểm tra bài cũ:5 phút
?Nêu các thành tựu văn hoá phương đông và phương Tây?(10 đ)
*Phương Đông:
-Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn.
- Họ sáng tạo ra Âm lịch và làm ra đồng hồ đo thời gian.
-Chữ tượng hình.
-Toán học: Phép đếm đến 10, số pi (=3,16), chữ số, số học.
-Kim Tự Tháp, Thành Babilon
-Người Hi Lạp-Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
-Họ sáng tạo ra lịch, dựa trên qui luật của trái đất quay xung quanh mặt trời.Đó là lịch dương.
-Chữ viết : Sáng tạo ra bảng chữ cái a,b,c …
-Các ngành khoa học cơ bản : Đạt được nhiều thành tựu về khoa học : Toán học, Thiên văn, Vật lí, Triết học, Sử học, Y học , Địa lí.
-Văn học :Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi nổi tiếng:I-li-at,ô-đi-xê.kịch thơ:Ô-re-xti
-Kiến trúc : Đền Pactênông (Hi Lạp), Đấu trường Côlidê (Rô Ma)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV đưa hình ảnh về người và cuộc sống của nguyên thủy ..
GV cho HS quan sát hình ảnh người và cuộc sống của nguyên thủy cho HS nhận xét về bức ảnh đó.
GV nhận xét và kết luận.
GV giới thiệu bài mới: GTB :Qua phần lịch sử thế giới cổ đại ,chúng ta đã nắm được những nét chính về quá trình phát triển của con người và sự hình thành nhà nước. Vậy ở nước ta như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: H-Nước ta có quá trình lịch sử lâu dài, là 1 trong những quê hương của loài người.
-Trải qua hàng chục vạn năm, là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển phù hợp với qui mô phát triển chung của toàn thế giới .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Những dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở đâu.
Tìm hiểu dấu tích ngư¬ời tối cổ tìm thấy ở đâu.
? Nư¬ớc ta x¬a kia là vùng đất như¬ thế nào.
? Ngư¬ời tối cổ là ngư¬ời thế nào.
- Cho học sinh đọc trang 23.

? Di tích ng¬ười tối cổ đ¬ược tìm thấy ở đâu trên đất n¬ước ta.
? Nhận xét về đặc điểm sinh sống của ngư¬ời tối cổ trên đất nước ta. Hoạt động 1:Hoạt động cả lớp
- Núi rừng rậm rạp nhiều hang động sông suối, vùng ven biển dài khí hậu mùa nóng lạnh thuận lợi cho con người, sinh vật phát triển.
- Cách đây 4-5 triệu năm loài vượn cổ… biết dùng công cụ lao động đào bới thức ăn sống thành bầy trong hang động, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
- Thẩm Hai, thẩm Khuyên
- núi Đọ , Thanh Hoá, Xuân Lộc
- Sinh sống ở mọi miền trên đất nư¬ớc ta tập trung ở B.Bộ. 1. Những dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở đâu.
- Thẩm Hang
- Núi Đọ.
- Xuân Lộc…
 quê hư¬ơng của loài ngư¬ời.
2. Ở giai đoạn đầu ng¬ười tinh khôn sống như¬ thế nào? 2. Ở giai đoạn đầu ng¬ười tinh khôn sống như¬ thế nào?
Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống nh¬ư thế nào.
? Ngư¬ời tối cổ trở thành ng-ười tinh khôn từ thời gian nào? Làm sao em biết.
? Ng¬ười tinh khôn sống nh¬ư thế nào.(So sánh cuộc sống của người tinh khôn so với cuộc sống của người tối cổ )
? Nhờ vào đâu mà người tinh khôn có được cuộc sống ổn định hơn như vậy .
- Cho học sinh quan sát công cụ mô phỏng  nhận xét.
? Công cụ đ¬ược cải tiến có tác dụng thế nào.

? Chỉ trên bản đồ những nơi tìm thấy dấu tích của người tinh khôn.
-> Rút ra nhận xét

*Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
. - Cách đây 2-3 vạn năm di tích tìm thấy ở vách đá.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Nguồn thức ăn nhiều hơn, cuộc sống ổn định hơn.
- Cải tiến chế tác đồ đá từ gè đẽo  mài nhẵn.

-> Đánh dấu bước trưởng thành trong tư duy của người tinh khôn , giúp cho người tinh khôn có cuộc sống ổn định hơn
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
-HS chỉ trên bản đồ những nơi mà người tinh khôn xuất hiện
-> Dân số đông hơn nên địa bàn của người tinh khôn mở rộng hơn địa bàn sinh sống của người tối cổ .
- 2-3 vạn năm.
- Các chế tác trên công cụ đá.
 Thức ăn nhiều hơn, cuộc sống ổn định.
* Mục tiêu: HS biết được ở giai đoạn phát triển đời sống của người tinh khôn có nhiều bước tiến bộ đặc biệt trong cách sử dụng, cải tiến công cụ lao động và tổ chức cuộc sống. Từ đó một lần nữa khẳng định với học sinh lao đọng chính là điều kiện giúp cho xã hội loài người phát triển. 3.Giai đoạn phát triển người tinh khôn có gì mới?
Cho học sinh quan sát SGK
? Dấu tích của ng¬ười tinh khôn tìm thấy ở địa ph¬ơng nào.
- Cho học sinh quan sát hình 22,23. Nhận xét về công cụ đá thời kì này. *Hoạt động 1:Hoạt động cả lớp
Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long.
- Phong phú đa dạng nhiều chủng loại. Hình thù gọn, mài sắc hơn, dễ cầm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
a, Điền vào bảng sau(Nhận biết) :
Các giai đoạn phát triển. Thời gian sinh sống. Địa điểm
tìm thấy dấu tích. Công cụ được tìm thấy. Đánh giá sự tiến bộ về công cụ.
Người tối cổ.
40 -30 vạn năm TCN. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, núi Đọ, Quan Yên-Xuân Lộc Công cụ đá ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn ở giai đoạn đầu. 3 -2 vạn năm TCN. Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá Những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ Thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng
Người tinh khôn ở giai đọan phát triển. 12.000– 4.000 năm TCN. Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, Bàu Tró Rìu gắm, rìu có vai- rìu đá cuội xương sừng Sắcbén, phong phú , đa dạng

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
So sánh với rìu đá Bắc Sơn em thấy rìu đá Hạ Long có gì khác về độ nhẵn phần trên(tay cầm) và phía dưới (đầu chặt)(Thông hiểu).
GV giải thích câu nói của Bác Hồ trong cuối bài(Vận dụng)

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Đánh giá về câu nói của Bác Hồ:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
* Đối với bài học ở tiết này:
- Các em học bài theo câu hỏi SGK, chú ý phần 3, hoàn thành các bài tập ở vở BTLS
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc bài để năm được đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta như thế nào?

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ