Giáo án VNEN bài Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỷ I đến thế kỷ X).

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỷ I đến thế kỷ X).. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
BÀI 9- 5 tiết
CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ X).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng
- Ghi nhớ được một số nhân vật lịch ử tiêu biểu liên quan đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ I đến thế kỉ X)
2. Kỹ năng:
- Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử trên lược đồ, kĩ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
3. Thái độ:
- HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực: kĩ năng hợp tác nhóm, sử dụng lược đồ và tranh ảnh, lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X), đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử, ….
- Tích hợp:
+ Giáo dục đạo đức: lòng biết ơn, khâm phục và tự hào về chí khí anh hùng, hành động yêu nước của tổ tiên, nhận thức được vai trò, công lao của các nhân vật lịch sử.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43) và khởi nghĩa bà Triệu (248)
+Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lú Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-544)
+Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII) và khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 766-791)
+Đánh giá nhân vật lịch sử
+ Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán, lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan, lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng, đền thờ các vị anh hùng, ….
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43) và khởi nghĩa bà Triệu (248)
? Vì sao cuộc KN hai bà Trưng bùng nổ.
? Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
HS: Giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng.
? Cuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào?
? Em hãy kể tên một sô lực lượng nhân dân kéo về Mê Linh tụ nghĩa với Hai Bà Trưng?
HS: nổi bật là sự tham gia các đội nữ binh đứng đầu là các nữ tướng: Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa,....
GV: chỉ bản đồi, giảng theo sgk

Theo em việc khắp nơi nhân dân kép quân về Mê Linh nói lên điều gì?
HS: ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến cho mọi người dân căm phẫn và nổi dậy chống lại

? Kết quả ra sao?
? Ý nghĩa?
? Em hãy giải thích câu nói của Lê Văn Hữu:
“ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô 1 tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp phố cùng 65 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất nước Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
GV: Yêu cầu HS giải thích câu nói:
GV chốt lại câu nói: Khi hai Bà Trưng dựng cờ KN thì ND khắp nơi đều sẵn sàng đứng lên hưởng ứng, quyết dành độc lập dân tộc.
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa bà Triệu?
GV: Chỉ vào lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
? Kết quả?
Nhà Ngô huy động 6000 quân sang đàn áp, bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Thanh Hóa)
-> Khởi nghĩa thất bại.
? Lí do cuộc khởi nghĩa thất bại?
? Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
Để nhớ ơn Bà nhân dân ta đã làm gì? (Liên môn GDCG bài 6-Biết ơn)
HS: Để nhớ ơn Bà nhân dân ta đã xây dựng đền thờ, hiện nay vẫn còn lăng mộ và đền thờ bà 1. Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43) và khởi nghĩa bà Triệu (248)
a. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
*Nguyên nhân:
Do sự thống trị tàn bạo của nhà Hán-> nhân dân căm phẫn-> các thủ lĩnh liên kết nhau nổi dậy-> Thi Sách bị giết.
*Diễn biến:
Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát môn( Hà Tây)-> nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến về Cổ Loa rồi Luy Lâu.
* Kết quả:
Thái thú Tô Định bỏ trốn về Nam Hải, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thành lợi.
* Ý nghĩa: Cuộc KN báo hiệu thế lực PK khống chế cai trị vĩnh viễn nước ta.
b. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)
Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, nhân dân ta đấu tranh bảo vệ nền VH dân tộc Việt=> Nổi dậy đấu tranh
*Diễn biến:
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi đánh ra khắp Giao Châu.
*Kết quả: Thất bại
* Nguyên nhân thất bại:
+Lực lượng chênh lệch
+Quân Ngô mạnh, nhiều mưu tế, hiểm độc
*Ý nghĩa lịch sử:
+Tiêu biểu cho ý chí dành lại độc lập của dân tộc ta
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập của nhà nước Vạn Xuân (542-544)
? Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã bùng nổ như thế nào?
GV: chuẩn bị lược đồ trình bày để HS nắm rõ
? Những hào kiện nào đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa:
GV: Phạm Tu, Tinh Thiều, …
? Vì sao nhân dân ta kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa?
HS: Vì mọi người đều căm phẫn chế độ thống trị của nhà Lương
? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
HS: Đoàn kết chiến đấu, kiên cường anh dũng nên đã đánh bại cuộc tiến công của giặc
Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
HS: Quân Lương thất bại, quân ta toàn thắng lợi
? Sau khi lên ngôi Lý Bí đã làm gì?
? Việc Lý Nam Đế xưng đế có ý nghĩa gì? Ý nghĩa việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
HS: thảo luận, trình bày, nhận xét
GV: giải thích lý do:
+ Muốn cho nước ta trở thành một nước lớn, ngang hàng với Trung Quốc.
+ Ý nghĩa của việc đặt tên nước là Vạn Xuân: Muốn nước ta là một nước có giang sơn, bờ cõi riêng, là một nước độc lập và không bao giờ bị xâm chiếm.
? Tổ chức nhà nước Vạn Xuân như thế nào? Em có nhận xét gì về nhà nước này?
? KN Lý Bí thắng lợi và việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
2. Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập của nhà nước Vạn Xuân (542-544)
a. Khởi nghĩa Lý Bí (542)
* Lãnh đạo: Lý Bí
* Diễn biến:
- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.
- Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận huyện, chủ động đánh địch và giành thắng lợi lớn.
-Đầu năm 543, nghĩa quân đánh bại lần tấn công lần 2 của quân Lương
*Kết quả: Thắng lợi
b. Nước Vạn Xuân.
Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử=> Nước Vạn Xuân ra đời
*Tổ chức nhà nước của nước Vạn Xuân:
- Thành lập triều đình: 2 ban văn võ
=> Là nhà nước PK trung ương tập quyền sơ khai.
=> Nhà nước Vạn Xuân ra đời đánh dấu cuộc KN Lý Bí thắng lợi. Khẳng định được chủ quyền của dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII) và khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 766-791)
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự nổi dậy của hai cuộc khởi nghĩa?
GV: trình bày những nét chính của 2 cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
? Diễn biến? Kết quả của cuộc KN?
? Em có hiểu biết gì về Mai Thúc Loan và Phùng Hưng?
GV:
+ Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Nhà nghèo….
+ Phùng Hưng quê ở Đường Lâm (Ba Vì - Hà Tây) làm quan: Có tài có đức được nhân dân mến phục khoảng 776 Phùng Hưng nổi dậy khởi nghĩa nhân dân hưởng ứng.
? Để tưởng nhớ công ơn Phùng Hưng, Mai Thúc Loan ngày nay ND ta đã làm gỉ?
HS: Lập đề thờ và lấy tên để đặt tên cho những con đường 3. Tìm hiểu khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII) và khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 766-791)
* Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.
* Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
+ Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.
+ Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi.
- Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp.
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.
* Diễn biến khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 766-791)
+ Khoảng năm 776, anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây).
+ Sau đó Phùng Hưng kéo quân bao vây và chiếm phủ Tống Bình.
+ Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
* Kết quả: Giành quyền làm chủ trong 9 năm nhưng sau đó bị đàn áp.
Hoạt động 4: Đánh giá một số nhân vật lịch sử
Hoạt động nhóm:
HS: Đọc các ý kiến của kiến của các nhà sử học, thảo luận và đưa ra nhận xét:
Suy ngẫm của em về những lời nhận xét của các nhà sử học về một nhân vật lịch sử trong đoạn thông tin dưới đây?
Tại sao nhân dân ta lại lập đền thờ và xây dựng lăng cho các nhân vật lịch sử này?
4. Đánh giá một số nhân vật lịch sử.
Lời nhận xét:
=> Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của dân tộc ta.
=> Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
=> Dân tộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Không những thế còn đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ, họ sẵn sàng đứng lên để cùng tham gia đấu tranh giành lại độc lập nước nhà.
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
+Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
+Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của các vị anh hùng có công với đất nước.
Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập.
HS: Chia nhóm thảo luận, đọc kĩ thông tin và trả lời câu hỏi:
? Nêu đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ X?
5. Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập
* Đặc điểm:
+ Diễn ra liên tục, bền bỉ, phạm vi rộng lớn
+ Được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng
* Ý nghĩa:
+ Có tác dụng giáo dục truyền thông dân tộc cho các thế hệ sau này.
+ Biểu hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc ta.
=>Bài học kinh nghiệm:
+ Yêu nước và đoàn kết là yêu tố quan trọng
+ Người lãnh đạo phải biết tập hợp quần chúng nhân dân
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
? Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu giành độc lập từ thế kỉ I đến thế kỉ X:
STT Tên cuộc đấu tranh Thời gian Người lãnh đạo Nơi bùng nổ Nơi giành thắng lợi
1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40-42 Trưng Trắc, Trưng Nhị Hát Môn Cổ Loa
2 Khởi nghĩa Bà Triệu 248 Triệu Thị Trinh Quận Cửu Chân Giao Châu
3 Khởi nghĩa Lý Bí 542 Lí Bí Thái Bình Long Biên, Hoàng Châu, Hợp Phố
4 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Đầu thế kỉ VII Mai Thúc Loan Sa Nam Tống Bình
5 Khởi nghĩa Phùng Hưng 776-791 Phùng Hưng Đường Lâm Tống Bình
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG-TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. Sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
? Hằng năm, ở địa phương em đã có những hoạt động nào để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng?
? Sử dụng kiến thức trong bài học, dựng kịch bản cho các chuyên đề lịch sử, tổ chức các gameshow…; học sinh sưu tầm tranh ảnh, viết bài thu hoạch hoặc các hình thức báo cáo khác về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ