Giáo án lịch sử 6: Bài Các quốc gia cổ đại phương Tây

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 5 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 5 Ngày dạy:
BÀI 5 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

I-MỤC TIÊU:
1-Kiến thức :
HS hiểu :
- Tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên để hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây (Địa Trung Hải) không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
-Những đặc điểm về nền tảng kinh tế,cơ cấu thể chế của nhà nước Hi Lạp và Rô Ma.
-Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây
2-Kĩ năng :
- HS thấy được: rõ mối quan hệ logic về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực.
- HS thực hiện được: Lập bảng so sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 khu vực Phương Đông và Phương Tây.
3-Thái độ :
-HS bước đầu thấy được sự bất bình đẳng khi xã hội có giai cấp.
-Giáo dục môi trường
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận,thuyết giảng,gợi mở
III-CHUẨN BỊ:
1:Chuẩn bị của GV:Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây
2:-Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị những nội dung đả dặn.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức :(1P)
2.Kiểm tra bài cũ: (4P)
-Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?Vì sao?(8đ)
TL:Hình thành ở lưu vực các con sông lớn như Ấn Độ,Ai Cập,Trung Quốc,Lưỡng Hà.
Vì có đất đai màu mỡ,phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
-Kinh tế chủ yếu của các quốc gia ở phương Đông là gì ? Ai là lực lượng sản xuất chính của xã hội ?
TL: Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lực lượng sản xuất chính là nông dân, họ là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã dể cày cấy nhưng phải nộp tô thuế và phải lao dịch cho bọn quí tộc.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây là các quốc gia nào? (2đ)
_GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Sự xuất hiện của các Nhà nước không chỉ ở phương Đông nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên mà còn xuất hiện ở những vùng khó khăn của phương Tây. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các quốc gia cổ đại Phương Tây.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây.
-Điều kiện tự nhiên để hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây (Địa Trung Hải) không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
-Những đặc điểm về nền tảng kinh tế,cơ cấu thể chế của nhà nước Hi Lạp và Rô Ma.
-Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
GV:Treo lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây và cho HS lên bảng xác định các quốc gia cổ đại phương Tây.
Gv : Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời từ lúc nào ?

Gv : Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông.
Gv: Các quốc gia cổ đại được hình thành ở đâu?
GV:Điều kiện tự nhiên ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại như thế nào?Nền tảng kinh tế chính là gì?
(giáo dục môi trường)

Gv : Địa hình các quôc gia cổ đại phương đông và phương Tây có gì khác nhau ?(giành cho HS khá giỏi) HS tự trả lời

- HS:đồi núi hiểm trở,đi lại khó khăn,ít đất trồng trọt chỉ thuận lợi trồng cây lưu niên như ôliu,nho,…Bên cạnh đó Hi lạp và Rô Ma được biển bao bọc ,bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh ,hải cảng tự nhiên ,thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền
-Nghề thủ công và thương nghiệp phát triển

- Hs : không giống nhau, phương Tây hiểm trở, nhiều ghềnh, hải cảng …
1. Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây :

Thời gian xuất hiện: đầu thiê niên kỉ I TCN.

-Địa điểm: Trên các bán đảo Ban Căng và Italia, mà ở đó có rất ít đồng bằng chủ yếu đất khô và cứng ,có nhiều hải cảng tốt thuận lợi cho buôn bán đường biển.

Gv : Kinh tế chính của các quốc gia này là gì ?

( giáo dục môi trường)
Gv : Với nền kinh tế đó XH đã hình thành nên những tầng lớp nào ?Lực lượng sản xuất chính là ai?

?Giáo dục tình cảm:Em có thái độ như thế nào đối với những người nô lệ ở phương Tây.
Gv : XH cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp nào ?và so sánh với phương Tây.
v giải thích : “nô lệ là công cụ biết nói” vì bị coi là thứ hàng hóa, mang ra chợ bán, chủ nô có quyền giết … Năm 71-73 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của Xpactacút làm cho giói chủ nô phải kinh hoàng. Vì thế người ta gọi XH này là XH chiếm hữu nô lệ.
Gv : Nhà nước Hi Lạp, Rô Ma thuộc về ai và được tổ chức như thế nào ?

GV: Rô Ma có 2 thời kì : Thời kì đầu Nhà nước chia thành nhiều bộ phận cùng làm việc. Thời kì sau do hoàng đế đứng đầu và quyết định mọi việc.
Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi nội dung :3phút
Tại sao người ta gọi xã hội cổ đại Hi Lạp –Rô Ma là xã hội chiếm hữu nô lệ ?

Gv giải thích : ở Hylạp cơ quan quyền lực tối cao là “Hội đồng công xã” hay còn gọi là Hội đồng 500 có 50 phường, mỗi phường cử 10 người điều hành công việc trong 1 năm. Đây là chế độ dân chủ chủ nô không có Vua.
Hs : Công thương nghiệp và ngoại thương.

-Hs : -Chủ xưởng, chủ lò, thuyền  chủ nô
-Nô lệ phải làm việc trong các công xưởng mệt nhọc và là lực lượng sản xuất chính

- HS:Thương cảm,căm thù bọn bóc lột…

- Hs : Nhắc lại kiến thức bài trước

- HS: Thuộc về giai cấp chủ nô, gồm 1 bộ phận viên chức làm việc theo thời hạn và theo quyết định chung của hội nghị nhân dân (Hi Lạp)

HS thảo luận để trình bày:
_Nô lệ là lực lượng chính và là tài sản riêng của chủ nô, tức là thuộc quyền chiếm hữu của chủ nô, là xã hội gồm có 2 giai cấp cơ bản :Chủ nô –Nô lệ.
2/. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô ma có những giai cấp nào?

* Các tầng lớp xã hội.
_Gồm có 2 giai cấp:
+Chủ nô: Chủ xưởng,chủ lị,chủ thuyền,chủ trang trại.Rất giàu có, và có thế lực chính trị, sở hửu nhiều nô lệ..
+Nô lệ: Với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn bạo.

-Chế độ chiếm hữu nô lệ là xã hội gồm hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu 1 . Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp. B. thủ công nghiệp, thương nghiệp. C.thương nghiệp, nông nghiệp. D. nông nghiệp.
Câu 2 . Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Hy Lạp, Rô Ma.
C. Hy Lạp, Thái Lan. D. Ai Cập, Lưỡng Hà.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu?
A. Bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a . B. Vùng các cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng. D. Lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Tây là
A.qúy tộc. B. nông dân công xã.
C. nô lệ. D. chủ nô.
Câu 5. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triền nền kinh tế Hy Lạp và Rô-ma?
A. Hệ thống các sông lớn. B. Khí hậu ấm áp.
C. Đồng bằng rộng lớn. D. Biển địa trung Hải.
+ Phần tự luận
Câu 1. Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào? Thế nào chế độ chiếm hữu nô lệ?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
? GV treo lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông-Tây gọi hs lên xác định vị trí các nước phương Tây trên lược đồ(Nhận biết)
?Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của các quốc gia cổ đại phương Tây?(Thông hiểu)
? Cho biết sự khác nhau về chế độ chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây(Vận dụng)

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sư tầm một số tranh ảnh về các quốc gia cổ đại phương Tây
*.Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà học bài chú ý phần 1_3. Kết hợp trả lời câu hỏi ở SGK và làm hoàn chỉnh bài tập ở VBTLS1,2,3.
*. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị : bài 6 : văn hóa cổ đại

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ