Giáo án lịch sử 6: Bài Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần 9 Ngày soạn :
Tiết 9 Ngày dạy :
Nội dung 2: BÀI 9. ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
* HS biết: Những đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
* HS hiểu : Ý nghĩa quan trọng của tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
2. Kĩ năng:
* HS thực hiện được: kĩ năng quan sát, so sánh để nắm nội dung.
* HS thực hiện thành thạo: đọc phát hiện nội dung.
3.Thái độ:
* Thói quen: ý thức cộng đồng .
* Tính cách: Có tính tôn trong cộng đồng, tập thể.
-Giáo dục môi trường.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip, so sánh, nhận xét,đánh giá …
II.PHƯƠNG PHÁP
-Vấn đáp, thuyết trình , gợi mở , giải thích…
III- CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV:
- Tranh ảnh, công cụ phục chế
2.Chuẩn bị của HS:
-Tập ghi –SGK –VBTLS.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
2-Kiểm tra bài cũ:5 phút
Câu 1: Di tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? Việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta có ý nghĩa như thế nào ?(10 đ) (HS xác định trên lược đồ )
HS: Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai). Điều đó có thể khẳng định rằng :Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người.
Câu 2: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta như thế nào?
Hs: Sống theo từng nhóm (cùng huyết thống), ở cố định 1 nơi và tôn người phụ nữ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là thời kì thị tộc mẫu hệ .
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Công cụ đá ở thời kì Sơn Vi và thời kì Hòa Bình- Bắc Sơn được chế tác như thế nào ?
+ Thời Sơn Vi, con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu.
+ Đến thời Hoà Bình-Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, bôn, chày-> sự tiến bộ trong chế tác công cụ lao động.
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta trải qua giai đoạn: Người tối cổ, Người tinh khôn (giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển). Ở mỗi giai đoạn đều được đánh dấu bởi việc chế tác công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ. Ngoài việc chế tác công cụ để nâng cao đời sống vật
chất, người nguyên thuỷ còn chú ý đến đời sống tinh thần. Ở thời Bắc Sơn, Hoà Bình, Hạ Long đời sống vật chất, tinh thần của họ như thế nào. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Những đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Mục tiêu: Học sinh hiểu: trong cách tổ chức cuộc sống người nguyên thuỷ đã biết cải tiến công cụ lao động , biết trồng trọt chăn nuôi để phục vụ cho cuộc sống của họ 1. Đời sống vật chất.
- Từ thời Sơn Vi  Hoà Bình Bắc Sơn
-Học sinh quan sát hiện vật phục chế ( hình 25 SGK)
? Trong quá trình sống người nguyên thuỷ đã làm gì để nâng cao năng xuất lao động
? Công cụ chủ yếu làm bằng gì. 1.Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Cải tiến công cụ lao động

- Công cụ lao động chủ yếu bằng đá. người nguyên thuỷ luôn cải tiến công cụ để năng cao năng
xuất lao động
? Công cụ ban đầu của người Sơn Vi được chế tác như thế nào.
? Thời Hoà Bình , người nguyên thuỷ chế tác công cụ lao động như thế nào. - Ghè đẽo qua loa, dùng hòn cuội ven suối làm rìu. Biết mài và chế tác nhiều loại công cụ khác nhau… làm công cụ bằng những vật liệu khác nhau như xương, tre, gỗ, sừng…
? Việc làm gốm khác gì việc chế tác đá.

? Đặc điểm mới về công cụ thời Hoà Bình – Bắc Sơn. - Biết làm gốm, công cụ lao động được cải tiến đời sống người nguyên thuỷ nâng cao hơn đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao hơn.
- Công cụ đá tinh xảo hơn, biết trồng trọt, chăn nuôi.
? Việc biết trồng trọt chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng như thế nào. - Làm cho nguồn thức ăn ngày càng nhiều hơn  cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào tự nhiên.  cuộc sống ổn định hơn.
* Mục tiêu : Học sinh biết : cách tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ . Từ đó học sinh hiểu được rằng xã hội mà người nguyên thuỷ sống là chế độ xã hội mẫu hệ với những mối quan hệ của những con người có cùng huyết thống 2.Tổ chức xã hội.
- Quan hệ huyết thống  chế độ thị tộc mẫu hệ.

? Người nguyên thuỷ ở Hoà Bình Bắc Sơn sống như thế nào.

? Quan hệ xã hội người Hoà Bình Bắc Sơn như thế nào.
 tổ chức xã hội đầu tiên của loài người
GV đưa câu hỏi thảo luận nhóm:
? Tại sao người phụ nữ có vai trò quan trọng. * Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Họ sống từng nhóm ở những vùng thuận tiện. định cư lâu dài ở một số nới.
- Quan hệ huyết thống, tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ  chế độ thị tộc mẫu hệ.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Nguồn thức ăn người phụ nữ đảm bảo cung cấp ổn định.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu :từ khi đời sống vật chất phát triển người nguyên thuỷ đã quan tâm đến đời sống tinh thần của mình. Điều đó chứng tỏ sự phát triển trong nhận thuỷ của người nguyên thuỷ về thẩm mĩ 3. Đời sống tinh thần
- Đời sống tinh thần phong phú.
-Học sinh đọc mục 3  hình 26 – 27.
? Ngoài lao động người Hoà Bình – Bắc Sơn còn biết làm gì.? Đồ trang sức làm bằng gì.
? Sự xuất hiện đồ trang sức có ý nghĩa gì.
? Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì. *Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Biết làm đồ tang sức.
- Vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay bằng đá, chuỗi hạt bằng đất nung.
- Cuộc sống vật chất ngày càng ổn định  cuộc sống tinh thần phong phú hơn, họ có nhu cầu làm đẹp.
- Họ quan niệm người chết khi sang thế giới bên kia cũng phải lao động và có quan hệ giàu nghèo.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu 1. Điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long so với thời Sơn Vi là
A. biết ghè đẽo các hòn cuội làm rìu.
B. biết mài đá làm rìu, bôn, chày.
C. biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
D. biết mài đá, dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ, biết làm đồ gốm.
Câu 2. Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn là
A. chế độ thị tộc mẫu hệ . B. chế độ thị tộc.
C. chế độ bộ lạc. D. chế độ phụ hệ.
Câu 3. Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn vẽ lên vách hang động để
A. thể hiện tài năng của mình.
B. mô tả cuộc sống tinh thần của mình .
C. làm đẹp cho các hang động.
D. cho thế hệ sau xem.
Câu 4. Văn hóa Hòa Bình thuộc thời
A. đồ đá cũ. B. đồ sắt.
C. đồ đá giữa và đồ đá mới. D. đồ đá mới.
Câu 5. Đời sống vật chất của người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn đã phát triển
hơn so với thời Sơn Vi là
A. đã biết săn bắn. B. đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. đã biết làm chài lưới để đánh cá. D. đã biết hái lượm.
Câu 6. Đặc diểm nổi bật của chế độ thị tộc mẫu hệ là
A. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người đàn ông lớn tuổi nhất, có uy tín làm chủ.
B. những người cùng sinh sống trong hang động, mái đá và tôn người lớn tuổi nhất làm chủ.
C. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất, có uy tín làm chủ.
D. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người giàu nhất lên làm chủ.
Câu 7. Dưới thời nguyên thủy, người phụ nữ có vai trò quan trọng vì
A. lúc bấy giờ, phụ nữ chiếm số đông hơn nam giới.
B. đàn ông thường phải đi săn thú rừng, ít có mặt ở nơi cư trú.
C. phụ nữ là những người biết làm đồ gốm, biết tạo ra công cụ đá nhiều loại hình.
D. người phụ nữ giữ vai trò quan trong trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo cuộc sống cho thị tộc.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
?Chúng ta có ý thức như thế nào trong việc tìm thấy những công cụ ,di vật đó?(giáo dục tình cảm)(Vận dụng)
(Bảo vệ di vật ,di tích văn hoá đó.)

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
* Đối với bài học ở tiết này: Các em học bài và trả lời các câu hỏi trong các bài từ bài 1 đến bài 6
Làm hoàn chỉnh các bài tập ở VBTLS chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra 1 tiết .
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị dụng cụ học tập,học bài nay đủ tuần sau kiểm tra 1 tiết.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ