Giáo án lịch sử 6: Bài Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần: 21 -Tiết: 21.
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Bài 18
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN.

I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS hiểu được:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. Ach thống trị tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng thành công. Ach thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, nước ta giành lại độc lập.
2. Về kỹ năng:
- HS tìm được nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.
- HS sử dụng được kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
3. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc
- Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
4. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học.
* Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: Khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài, lập bảng so sánh, sử dụng lược đồ, bản đồ để tổng hợp những yếu tố cơ bản.
+ Phân tích mối liên hệ ảnh hưởng tác động của các lịch sử với nhau.
II.PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: -Bản đồ kháng chiến chống Hán (42-43), tranh đền thờ Hai Bà Trưng.
-Sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố nói về Hai Bà Trưng.
2. HS: học bài cũ, đọc trước bài mới.
IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định lớp và kiểm diện:
2/ Kiểm tra miệng: 6 phút
Câu 1: Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi? (2đ)
-Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt
thành 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam.
-Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị Âu Lạc biến nước ta thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Câu 2: Trình bày diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (7đ).
-Diễn biến: Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch) Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn
3.Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Học sinh quan sát hình ảnh về Hai Bà Trưng.Yêu cầu học sinh:
- Cho biết đây là cuộc khởi nghĩa của ai?
- Cuộc khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược nào?
- Ai là người có công trong cuộc khởi nghĩa trên?
- Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn một sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: -Sau khi giành độc lập Hai Bà Trưng đã dựng nền độc lập và kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. NỘI DUNG.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu việc trưng trắc xưng vương.
?Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán, Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập?

?Bà Trưng trắc lên ngôi vua có ý nghĩa như thế nào?
?Được tin khời nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi vua Hán đã làm gì?

?K-G? Vì sao khi được tin cuộc khởi nghĩa HBT thắng lợi nhà Hán không cử quân sang đàn áp ngay mà chỉ hạ lệnh chuẩn bị ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

? Năm 42 quân Đông Hán đã tấn công nước ta. Tại Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

Thảo luận:
?Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) diễn ra như thế nào?
Gv:- Quan sát tranh Hai Bà ra trận.

?Sau khi quân Mã Viện vào nước ta, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã chống đỡ như thế nào?

?GDHS: Để tưởng nhớ công ơn của hai Bà Trưng nhân dân ta đã làm gì?
Gd môi trường: ý thức bảo vệ các di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Gv : -Quan sát tranh đền thờ Hai Bà Trưng.
?Nêu một bài thơ, ca dao, tục ngữ hay một câu đố nói về Hai bà Trưng mà em biết?

-Ai mà ra trận cưỡi voi
Đánh tan Tô Định lên ngôi vua bà?
HS trả lời
-Khẳng định nền độc lập của đất nước.
HS trả lời
-Vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm đường xá, tích trữ lương thực để sang Âu Lạc đàn áp nghĩa quân.

HS trả lời
-Sở dĩ vua Hán chưa ra lệnh cho quân sang đán áp ngay cuộc khởi nghĩa là bởi vì nhà Hán lo đối phó với phong trào khởi nghĩa nông dân Trung Quốc ở phía Tây và phía Bắc.

HS trả lời
-Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền và nhiều dân phu, tấn công ta ở hợp phố; Nhân dân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống lại.
-Là một viên tướng có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở phương Nam.
- Hợp Phố ( Quảng Châu) nằm trong Châu Giao.
-Quan sát lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

HS thảo luận nhóm :
Hs:-Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia thành 2 đạo thủy và bộ tiến vào nước ta.
-Đạo quân bộ men theo đường Quỷ Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh). Xuống vùng Lục Đầu.
-Đạo quân thủy từ Hải Phòng vượt biển vào sông Bặch Đằng, rồi theo sông Thái Bình, ngược lên Lục đầu. Tại đây, 2 cánh quân thủy, bộ gặp nhau ở Lãng Bạc ( vùng phía Đông Cổ Loa gần Chí Linh).

HS trả lời
-Lúc đó Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt. Thế của giặc mạnh, ta phải lùi về giữ Cổ Loa và Luy Lâu. Mã Viện đổi theo ráo riết, ta phải lui về Cấm Khê ( Ba Vì – Hà Tây), nghĩa quân kiên quyết chống trả.
-Tháng 3/ 43 ( Ngày 6/2 âm lịch) Hai Bà Trưng đã hy sinh ở Cấm Khê, Sau khi Hai Bà hy sinh cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43.

HS trả lời
Hs:-Tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà nhân dân ta lập hơn 200 đền thờ ở khắp nơi trên toàn quốc.

HS trả lời
-Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
HS trả lời
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập:
-Trưng Trắc được suy tôn làm vua lấy hiệu là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh.
-Phong chức tước cho những người có công. Lập lại chính quyền. Các
lạc tướng được quyền cai quản các huyện. Xá thuế hai năm cho dân. Xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43) diễn ra như thế nào?

-Năm 42 Mã Viện chỉ huy đạo quân chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành hai đaọ quân thủy và bộ tiến vào nước ta.

-Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến, thế giặc mạnh ta phải về giữ Cổ Loa và Luy Lâu
-Do thế giặc mạnh tháng 3/43 Hai Bà đã hy sinh.

* Ý NGHĨA:
- Cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Hán tiêu biểu cho ý chí quật cường , bất khuất của nhân dân ta . Tuy thất bại nhưng Hai bà nêu cao gương yêu nước

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở Giao Châu nhằm mục đích gì?
a. Dân cư nước Việt tăng lên.
b. Kinh tế phát triển.
c. Đồng hóa dân tộc.
d. Cai trị nước ta.
2. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào năm nào ?
a. Mùa xuân năm 40 TCN.
b. Mùa xuân năm 40.
c. Năm 981.
d. Năm 938
3. Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích gì ?
a. Trả thù cho Thi Sắc.
b. Trả thù nhà đền nợ nước.
c. Rửa hận.
d. Trả thù riêng.
4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã diễn ra ở đâu?
a. Hát Môn.
b. Hải Nam.
c. Mê Linh
d. Hà Tỉnh.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- Học bài: Tập trình bày lại diễn biến, tiếp tục tìm các tranh, truyện kể, câu đố, thơ… nói về Hai Bà Trưng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
1. Về nhà sưu tầm thêm tư liệu và tranh ảnh có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Liên hệ địa phương tìm những địa danh có tên Hai Bà Trưng.
3. Tìm tên các nữ anh hùng có liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc nổi dậy…
- Chuẩn bị bài mới: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến như thế nào? Tình hình kinh tế nước ta như thế nào?

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ