Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
BÀI 8: CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI HONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI NƯỚC TA (179 TCN-THẾ KỶ X). ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được những ách thống trị tàn bạo của thế lực PKPB đối với nước ta (địa giới hành chính, bộ máy cai trị, kinh tế, văn hóa)
2. Kỹ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sự. Bước đầu biết sử dụng kĩ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử, khai thác kênh hình, cảm xúc khi học một sự kiện, hợp tác nhóm, …
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng nhân vật theo quan điểm lịch sử.
- Biết vận dụng kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị, bộ máy cai trị của các triều đại phương Bắc khi cai trị nước ta trong giai đoạn 179 TCN- thế kỉ thứ X
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta.
+ Tìm hiểu về bộ máy cái trị của các triều địa phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
+ Tìm hiểu chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối ới nhân dân ta
+ Tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế ở nước ta.
+Tìm hiểu sự chuyển biến về xã hội ở nước ta.
+ Chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta và những chuyển biến trong đời sống xã hội
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Chuẩn bị lược đồ nước ta thời thuộc nhà Đường ( thế kỉ VII-IX), sơ đồ phân hóa xã hội nước ta, slide, máy tính, hình ảnh những phong tục tập quán lâu đời lưu truyền tới tận ngày nay,….
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Em biết gì về chính sách cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ 179TCN đến thế kỉ X)?
- Quan sát các hình 1,2,3,4 và cho biết: Những phong tục, và tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay? Em lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta.
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kỳ Bắc thuộc?
HS: Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ nên sử cũ gọi là thời kỳ Bắc thuộc. Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN đến năm 905.
? Trong thời gian Bắc thuộc nước ta bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các quận huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào?
GV: cho HS hoạt nhóm với các cột GV đưa ra: thời gian, tên nước, đơn vị hành chính.
GV chiếu bản đồ: Lược đồ nước ta thời thuộc Đường
HS: thảo luận, lên bảng
điền.
GV: nhận xét.
Thời gian Triều đại đô hộ Tên gọi Đơn vị hành chính
Năm 179 TCN Nhà Triệu Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
Năm 111 TCN Nhà Hán Châu Giao Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
Đầu thế kỉ III Nhà Ngô Giao Châu Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Đầu thế kỉ VI Nhà Lương Giao Châu Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
Năm 679 - thế kỉ X Nhà Đường An Nam đô hộ phủ Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.
? Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc như thế nào?
HS: Vô cùng thâm độc và tàn bạo, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
HS: Đặc biệt chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hoá dân tộc ta. 1. Tìm hiểu chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta.
Từ năm 179 TCN-TKX, nước ta bị các triều đại PKPB lần lượt cai trị
- Địa giới hành chính có nhiều thay đổi
+ Sát nhập nước Âu Lạc vào nước Nam Việt của Triêu Đà.
+ Chia nhỏ nước ta thành các quận.
Thay đổi tên gọi, nhiều lần đổi tên
=> Khi chiếm được nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức lại cách cai trị nhằm mục đích để tăng cường việc kiểm soát, dễ dàng cai trị hơn, đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành 1 châu của chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bộ máy cái trị của các triều địa phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
GV: Đọc kĩ đoạn hội thoại, sau đó hỏi bạn và thầy/ cô giáo những gì em chưa hiểu.
HS: thảo luận nhóm câu hỏi trong
GV: nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán cai trị nước ta như thế nào?
=> KL: Các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức bộ máy cai trị như trên nhằm biến nước ta thành một đơn vị hành chính của Trung Quốc 2. Tìm hiểu về bộ máy cái trị của các triều địa phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
Cai trị ngày càng xiết chặt, biến nước ta thành một quận của Trung Quốc.
+Người Hán, người TQ thay người Việt làm huyện lệnh cai quản các huyện
+Hoàng tộc mới được làm quan
+Đặt trụ sở đô hộ tại Tống Bình, Hà Nội
Hoạt động 3: Tìm hiểu chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối ới nhân dân ta
HS: thảo luận nhóm các câu hỏi
Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến đối với nhân dân ta là gì?
* Thời Hán:
- Bóc lột kinh tế (vơ vét của cảu, sản vật quý hiếm, …)
- Độc quyền muối và sắt (hai mặt hàng chủ yếu trong đời sống, sắt dùng làm công cụ lao động và vũ khí)
* Thời Đường:
- Đặt ra nhiều thứ thuế (tô, dung, thuế muối, sắt, ruộng, tơ …)
GV: minh họa bằng ví dụ cụ thể
- Bắt các thợ thủ công sang TQ
? Tại sao thời Bắc thuộc bọn thống trị phương Bắc độc quyền, và đánh thuế nặng về sắt và muối
GV: Vì đây là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được, thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể, ốm yếu. Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt. Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp).
? Hậu quả của các chính sách bóc lột
? Quan sát hình 6,7 và nhận xét về chính sách của nhân dân ta
Vất vả, khổ cự: lên rừng xuống biển tìm sản vật 3. Tìm hiểu chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối ới nhân dân ta
+ Đặt ra nhiều thứ thuế và tân thu các nguồn của cải là động lực mạnh mẽ của chính sách vơ vé, bóc lột kinh tế nước ta.
+ Cống nạp các sản vật quý hiếm như: vàng, bạc, ngọc trai, nhà voi, đồi mồi, sừng tê giác, các sản phẩm thủ công như đồ mĩ nghệ, đồ khảm xà cừ, các loại vải quý.
+ Giữ độc quyền về sản xuất và buôn bán sắt, muối.
+ Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.
+ Đưa dân nghèo và các tội nhân sáng Giao Châu làm việc cùng người Việt trong các đồn điền để thực hiện âm mưu đồng hóa.
-> bóc lột nô dịch, thống trị, dân ta lâu dài, tiến tới đồng hóa dân tộc ta
=> Hậu quả: nguồn tài lực, vật lực và nhân lực bị hao mòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất khiến cuộc sống người dân lâm vào cuộc sống cơ cực.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế ở nước ta
Thảo luận nhóm
HS: Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ I-X như thế nào?
Thủ công nghiệp nước ta giai đoạn này ra sao?
Tình hình thương nghiệp ở nước ta giai đoạn này như thế nào?
Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp thời bắc thuộc còn lưu giữ đến nay?
- Thủ công nghiệp: các nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì và phát triển mạnh, đặc biệt là nghề rèn sắt, gốm, vải dệt, ...
- Thương nghiệp: trao đổi buôn bán phát triển ở các chợ làng, những nơi tập trung đông dân có cả các lái buôn nước ngoài đến trao đổi. 4. Tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế ở nước ta.
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
-Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về sự chuyển biến về xã hội ở nước ta
Thảo luận nhóm: Quan sát sơ đồ về sự phân hóa xã hội nước ta thời Văn Lang-Âu Lạc và thời kì bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
HS: Trả lời câu hỏi
GV: chiếu sơ đồ phân hóa xã hội ở nước ta (TK I-X)
? Nhận xét về sự chuyển biến của xã hội nước ta giữa 2 thời kỳ?
So sánh:
- Đứng đầu không phải là vua, nắm giữ mọi quyền hành như thời Văn Lang-Âu Lạc nữa mà thay vào đó dưới thời kì bị đô hộ đứng đầu là quan lại Hán, sau đó đến địa chủ Hán, hào Trưởng người Việt.
- Xã hội bị phân hóa giàu nghèo. Nông dân dưới thời kị bị đô hộ bị chia làm hai loại: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. Một số người bị bắt làm nô lệ
=> Đó là những tầng lớp xã hội mới, chưa có ở thời Văn Lang - Âu Lạc.
? Nguyên nhân của sự chuyển biến là do?
5. Tìm hiểu sự chuyển biến về xã hội ở nước ta
-Nông dân dưới thời kị bị đô hộ bị chia làm hai loại: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. Một số người bị bắt làm nô lệ
=> Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
* Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.
Hoạt động 6: Tìm hiểu chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta và những chuyển biến trong đời sống xã hội.
Những chính sách nhằm đồng hóa dân ta của các triều đại phong kiến phương bắc là già?
Mục đích của hành động đưa lẫn người phương Bắc sang ở lẫn với người Việt ta là gì?
HS: Âm mưu muốn đồng hóa nhân dân ta muốn xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt biến nước ta thành một phần lãnh thổ phương Bắc
GV: dẫn chứng để chứng tỏ âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa nhân dân ta nhưng cuối cùng đã thất bại là gì?
- Những giá trị văn hóa lâu đời của người Việt vẫn tồn tại và lưu truyền
=> GV: Các làng xã, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì phát huy những phong tục cổ truyền như săm mình, thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng đen, làm bánh giầy, bánh trưng, ... 6. Tìm hiểu chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta và những chuyển biến trong đời sống xã hội
- Chính sách đồng hóa về mặt văn hóa bằng cách đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt
- Mở trường dạy chữ Hán
- Truyền bá Nho giáo, Đạo giáo
- Bắt nhân dân ta phải ăn mặc theo phong tục, tập quán của họ
=> Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG-MỞ RỘNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. Sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo