Giáo án VNEN bài Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
BÀI 10: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cuộc đấu tranh giành và giữ vững quyền tự chủ do Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ lãnh đạo
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sưu tầm, khai thác tư liệu lịch sử, kĩ năng xây dựng sử dụng sơ đồ, lược đồ trong quá trình học tập.
3. Thái độ:
- HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực: kĩ năng hợp tác nhóm, sử dụng lược đồ và tranh ảnh, lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ X, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử, ….
- Tích hợp:
+ Giáo dục đạo đức: lòng biết ơn, khâm phục và tự hào về chí khí anh hùng, hành động yêu nước của tổ tiên, nhận thức được vai trò, công lao của các thế hệ đi trước
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu các cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo (905-907)
+ Tìm hiểu Dương Đình Nghệ với công cuộc khôi phục nền tự chủ
+ Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, slide, máy chiếu, ,,,,,
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
Sau một loạt các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường, tình hình nhà Đường ở Trung Quốc có nhiều biến động. Trước tình hình đó nhân dân ta đã làm gì để chứng tỏ luôn đấu tranh giành chủ quyền tự chủ,.... chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay….
+GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Em biết gì về các nhân vật lịch sử như Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Ngô Quyền? Đóng góp của những dân tộc này đối với lịch sử dân tộc?
Em biết gì về trận chiến Bạch Đằng năm 938?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo (905-907)
Hoàn cảnh nào KTD dựng quyền tự chủ?
GV: Vào thế kỉ IX, TQ có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân-> Nhà Đường dần suy yếu
? KTD nổi dậy dựng quyền tự chủ như thế nào?
Ý nghĩa những việc làm của KTD?
GV: Năm 907, sau khi KTD qua đời, Khúc Thừa Hạo (con trai) lên thay. Quyết định xây dựng đất nước theo đường lối tự chủ, cốt cho dân chúng được yên vui.
? Khúc Thừa Hạo đã có những việc làm gì để cải cách đất nước?
? Những việc làm của KTH nhằm mục đích? 1. Tìm hiểu các cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo (905-907)
Năm 905, KTD nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ-> dựng chính quyền tự chủ
=> Bãi bỏ quan lại chế độ cũ kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.
KTH cải cách bằng những việc làm/ chính sách:
+ Đặt lại các khu vực hành chính
+ Cử người trông coi đến tận xã
+ Định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc
=> Mục đích: xây dựng quyền tự chủ, xóa bỏ áp bức bóc lột của nhà Đường, nhân dân được yên vui
Hoạt động 2: Tìm hiểu Dương Đình Nghệ với công cuộc khôi phục nền tự chủ.
Em hiểu gì về Dương Đình Nghệ?
HS: Dương Đình Nghệ là hào trưởng, người làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những tướng họ Khúc.
? Hoàn cảnh?
GV giới thiệu: Năm 930 quân Nam Hán đánh nước ta, nhà Hán cử Lý Tiến (TQ) sang làm thứ sử ở nước ta
? Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo?
GV: Treo bản đồ cầm lên bảng (chuẩn bị trước)
HS: điền những kí hiệu thích hợp lên lược đồ để thể hiện cuộc tiến quân của Dương Đình Nghệ.
? Kết quả?
? Sau khi kháng chiến thắng lợi, DDN đã có những chính sách gì?
=> GV: Mọi chính sách của Dương Đình Nghệ đều hợp lí và hướng tới nhân dân, mong muốn cho nhân dân có được nền tự do.
=> GVKL: việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của họ Khúc và họ Dương là cơ sở nền móng cho ND ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn
2. Tìm hiểu Dương Đình Nghệ với công cuộc khôi phục nền tự chủ.
* Diễn biến:
+Năm 931 Dương Đình Nghệ đem quân vượt rừng núi bao vây và tiến công thành Đại La, chống quân Nam Hán xâm lược.
+Chủ động đánh quân tiếp viện=> tướng chỉ huy của chúng chết trận
Kết quả: Thắng lợi
Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết lộ xứ- xây dựng nền tự chủ
Chính sách:
+ Cắt cử đặt các tướng lĩnh thân tín nắm giữ những vùng trọng yếu, chăm lo củng cố chính quyền vừa mới giành được, phát triển lực lượng, tiếp tục công cuộc tự chủ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
? Theo em, khi Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn đã làm gì?
GV: Việc Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn mưu sát đã làm nhân dân ta và Ngô Quyền rất bất bình.
GV giảng: Nhà Nam Hán tuy bị đại bại trong cuộc xâm lược nước ta năm 931 nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ thống trị nước ta nên đã chớp lấy thời cơ này đem quân sang xâm lược.
? Hành động của kiều Công Tiễn cho em thấy điều gì?
HS: sự đe hèn, hèn kém, hành động phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà”
? Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng?
-> Kế sách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền rất chủ động và độc đáo.
? Kết quả trận đánh như thế nào?
? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào?
? Hiện nay để ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền thì chúng ta đã làm gì?
HS: Xây lăng, nhiều tên trường, đường phố mang tên ông.
Giảng thêm: Hiện nay trong nhân dân có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị nhưng các di tích này bị dân cư xâm lấn và có nguy cơ trở thành phế tích.
? Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di tích này?
HS: Trả lời
GV: Hiện nay việc giữ gìn, bảo vệ di sản trong văn hóa trong dân cư còn quá ít. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền thường xuyên các kiến thức liên quan đến các di sản để mọi người nhận thức về giá trị của nó và họ sẽ không xâm phạm hủy hoại di tích. 3. Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
-Ngô Quyền kéo quân ra Bắc bắt Kiều Công Tiễn-> bảo vệ nền tự chủ-> Kiều Công Tiễn cầu cứ nhà Hán.
*Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc nước triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng.
- Khi nước triều rút, ta tấn công, địch rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn... Hoằng Tháo bị giết tại trận.
* Kết quả:
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.
- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: Đâu không phải là kế hoạch của Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán?
A. Tìm hiểu chế độ thủy triều ở cửa sông Bạch Đằng.
B. Chủ động đón đánh quân Nam Hán.
C. Bố trí bãi cọc ngầm ở long sông Bạch Đằng.
D. Cho con trai sang nhà Nam Hán làm con tin để cầu hòa.
Câu 2: Trong chiến thắng Bạch Đằng, tính nhân dân thể hiện ở điểm nào?
A. Thực hiện vườn không nhà trống.
B. Trong một thời gian ngắn, một khối lượng lớn cây rừng được đem về đóng xuống lòng sông nhưng đối phương không hay biết.
C. Thực hiện đánh nhanh thắng nhanh.
D. Mua được khối lượng sắt lớn để bịt đầu nhọn của cọc.
Câu 3: Vì sao lại nói chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
A. Sử dụng chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
B. Khẳng định tinh thần chiến đấu ngoan cường của dân tộc.
C. Trung Quốc không bao giờ dám đêm quân đánh nước ta một lần nữa.
D. Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
Đáp án: D-B-D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG-TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. Sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, đàm thoại.
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ