Giáo án lịch sử 6: Bài Cách tính thời gian trong lịch sử

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cách tính thời gian trong lịch sử. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 2 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 2 Ngày dạy:

BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I-MỤC TIÊU:
1-Kiến thức :
- HS phân biệt đựơc dương lịch, âm lịch.
Hs biết:
- Cách đọc và cách tính năm tháng theo công lịch.
-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
2-Kĩ năng:
- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm ,tính khoảng cách trước và sau công nguyên.
-Phân biệt được lịch âm và lịch dương.
3-Thái độ:
-Giúp HS biết quý trọng và tiết kiệm thời gian.
-Bồi dưỡng cho HS tính chính xác và tác phong khoa học trong công việc
4- Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Biết quý trọng thời gian.khi xác định một sự kiện hiện tượng phải chính xác, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…
II.PHƯƠNG PHÁP :
-Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, ..
III-CHUẨN BỊ:
1:Chuẩn bị của GV: Tờ lịch
2:Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị những nội dung đã dặn.
IV-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.ổn định tổ chức (.1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
GV hỏi:
-Học lịch sử để làm gì ?

-Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?

- Bài học hôm nay có những đơn vị kiến thức nào?
GV gọi HS nhận xét phần trả bài cũ. GV kết luận HSTL:Học lịch sử để biết cội nguồn dân tộc, biết được truyền thống lịch sử của dân tộc ; để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc
HSTL: Dựa vào 3 loại tư liệu :
+ Tư liệu truyền miệng
+ Tư liệu hiện vật
+ Tư liệu chữ viết

Học lịch sử để biết cội nguồn dân tộc, biết được truyền thống lịch sử của dân tộc ; để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc .
Dựa vào 3 loại tư liệu :
+ Tư liệu truyền miệng
+ Tư liệu hiện vật
+ Tư liệu chữ viết

3.Bài mới.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giới thiệu bài: Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những mốc thời gian khác nhau, xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại được lịch sử chúng ta phải sắp xếp các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian..Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - HS phân biệt đựơc dương lịch, âm lịch.
- Biết cách đọc và cách tính năm tháng theo công lịch.
-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Xem hình Bia tiến sĩ ở Văn Miếu
GV: Hướng dẫn HS xem H2 : Bia tiến sĩ-Văn Miếu Quốc Tử Giám. SGK/Tr4 GV : Có phải bia tiến sĩ được lập cùng một năm không ?

GV:Tại sao phải xác định thời gian?

GV : Dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra cách tính thời gian ?

 GV giải thích: Vào thời cổ đại, người nông dân luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, cho nên trong lĩnh vực sản xuất họ luôn theo dõi và quan sát để tìm ra qui luật của thiên nhiên như hết ngày rồi lại đến đêm, mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là 1 ngày.
-Thời cổ đại, người nông dân đã theo dõi và phát hiện ra chu kỳ quay của trái đất quay xung quanh mặt trời(1 vòng là 1 năm có 360 ngày ). Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây. Vậy người xưa đã tính thời gian như thế nào ? Chúng ta sang phần 2
* Định hướng phát triển năng lực: Hs xác định được thời gian.

HS: Không, có bia dựng trước, có bia dựng sau
 Không phải các bia tiến sĩ được dựng cùng 1 năm, vì có người đỗ trước ,có người đỗ sau. Như vậy, người xưa đã có cách tính và ghi thời gian, việc tính và ghi thời gian rất quan trọng, nó giúp ta biết rất nhiền điều.
HS:Không xác định đúng thời gian diễn ra các sự kiện,các hoạt động của con người chúng ta không thể nhận thức đúng sự kiện lịch sử.

HS : Đọc SGK “Từ xưa…từ đây” để tìm ý trả lời
1.Tại sao phải xác định thời gian?
Xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử
GV : Dựa vào đâu để người xưa làm ra lịch ?

GV : Trên thế giới hiện nay có những loại lịch nào ?

 HS Thảo luận :
?Theo em Âm lịch là gì ? Dương lịch là gì ? Loại lịch nào có trước ? Vì sao ?

GV phân tích: : Lúc đầu người phương Đông cho rằng trái đất hình cái đĩa. Nhưng người Lamã xác định trái đất hình tròn.
GV:Mở rộng : Vậy ngày nay theo các em trái đất chúng ta có hình gì ? (HS tự trả lời)
+ GV cho học sinh xem quả địa cầu. Và xác định trái đất hình tròn.
GV:Cho HS xem trong bảng ghi SGK/ 6 “những ngày lịch sử và kỉ niệm “có những loại lịch nào?
GV:Em hãy xác định đâu là lịch dương đâu là lịch âm?
GV sơ kết : Nhìn chung mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có cách làm lịch riêng. Như vậy trên thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ? Chúng ta sang phần 3
* Định hướng phát triển năng lực: Hs nắm được cách tính thời gian của người xưa.
HS: Dựa vào sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng để làm ra lịch.

HS: Âm lịch và dương lịch.

HS : Âm lịch là loại lịch được tính thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái Đất.
Dương lịch : Là loại lịch được tính thời gian theo chu kỳ quay của trái Đất quanh mặt Trời
Âm lịch có trước

-HS quan sát trả lời câu hỏi HS:Lịch âm và lịch dương

-HS trả lời + Âm lịch : là loại lịch được tính theo thời gian theo chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất 1 vòng là 1 năm ( từ 360 đến 365 ngày), 1 tháng (từ 29-30 ngày).
+ Dương lịch : là loại lịch được tính theo thời gian theo chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời 1 vòng là 1 năm (365 ngày +1/4 ngày) nên họ xác định 1 tháng có 30 đến 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

GV : Theo em biết, trên thế giới có mấy loại lịch ?

GV:Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?Vì sao?

Cần có 1 thứ lịch chung đó là công lịch.
Gv : Cho HS xem quyển lịch và Gv khẳng định đó là lịch chung của cả thế giới và được gọi là công lịch.
GV : Vậy công lịch là gì ?

GV : Em thử trình bày các đơn vị đo thời gian theo công lịch ?

GV phân tích thêm : Lí do có năm nhuận (365 ngày dư 6 giờ, 4 năm có 1 năm nhuận.Ví dụ : Năm 2006 có 2 tháng 7, năm nhuận có 29 ngày )
GV hướng dẫn HS cách tính thời gian theo Công lịch. Trước công nguyên thì cộng với năm hiện tại. Sau công nguyên thì trừ với năm hiện tại. HS: Trên thế giới có nhiều loại lịch bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau.Chẳng hạn ngoài lịch âm lịch dương còn có lịch phật giáo và lịch Hồi giáo.
HS:Có,vì: ngày nay sự giao lưu giữa các nước ngày càng nhiều, nếu mỗi nước vẫn sử dụng loại lịch riêng của nước mình thì rất khó…….

-HS quan sát

-HS trả lời

-
HS: 1 ngày có 24 giờ, 1 tháng có 30 ngày hay 31 ngày.
- 1 năm có 12 tháng là 365 ngày
-100 năm là 1 thế kỉ
-1000 năm là 1 thiên niên kỉ.

-Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng tăng. Do vậy cần phải có lịch chung để tính thời gian.

-Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên.
-Những năm trước đó gọi là trước công nguyên.
-Cách tính thời gian theo công lịch :

CN 248 542 938

179 TCN SCN
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Câu 1: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
A. 100 năm
B. 1000 năm
C. 10 năm
D. 200 năm
Chọn đáp án: A. 100 năm
Câu 2: Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
A. Dựa vào sự lên xuống của thủy triều
B. Dựa vào đường chim bay
C. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng
D. Dựa vào quan sát các sao trên trời
Chọn đáp án: C. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng
Giải thích: Người xưa đã dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng để làm ra lịch.
Câu 3: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trời gọi là
A. Âm lịch
B. Nông lịch
C. Dương lịch
D. Phật lịch
Chọn đáp án: C. Dương lịch
Giải thích: (Trang 7 – lịch sử 6)
Câu 4: Khởi nghĩa Lam Sơn (7/2/1418), em hãy tính lịch Âm Dương cho sự kiện lịch sử này?
A. Lịch Âm: 2/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418
B. Lịch Âm: 3/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418
C. Lịch Âm:1/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418
D. Lịch Âm: 2/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418
Chọn đáp án: A. Lịch Âm: 2/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418
Giải thích: SGK Lịch sử 6 trang 6
Câu 5: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?
A. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2003
B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002
C. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2004
D. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2005
Chọn đáp án: B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002
Giải thích: Phép tính như sau: 3877 – 1885 = 2002
Câu 6: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013.
A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm
B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm
C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm
D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm
Chọn đáp án: B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm
Giải thích: Phép tính như sau: 2013 + 179 = 2192 (năm)
Câu 7: Năm 542, khởi Lí Bí cách nay năm 2017 là bao nhiêu năm?
A. 1473 năm
B. 1476 năm
C. 1475 năm
D. 1477 năm
Chọn đáp án: C. 1475 năm
Giải thích: Phép tính như sau: 2017 – 542 = 1475 (năm)
Câu 8: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu lạc cách năm 2016 bao nhiêu năm.
A. 2124 năm
B. 2125 năm
C. 2126 năm
D. 2127 năm
Chọn đáp án: D. 2127 năm
Giải thích: Phép tính như sau: 2016 + 111 = 2017 (năm)
Câu 9: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?
A. 265 ngày
B. 365 ngày
C. 366 ngày
D. 385 ngày
Chọn đáp án: C. 366 ngày
Giải thích: Năm nhuận sẽ nhiều hơn năm không nhuận một ngày nữa. Vì mỗi năm sẽ thừa ra 6 tiếng, người ta quy ước 4 năm sẽ nhuận 1 lần và bằng 1 ngày.
Câu 10: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:
A. Âm Lịch
B. Dương Lịch
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Chọn đáp án: A. Âm Lịch
Giải thích: Các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thường tính cả âm lịch và dương lịch.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
-Người xưa đã dựa trên cơ sở nào để làm ra lịch ? (Nhận biết)
- Theo em thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ? Vì sao ? (thông hiểu và vận dụng)
2-Biểu diễn các mốc thời gian trên trục thời gian ?(Vận dụng)
-Năm 221 TCN.
-Năm 207TCN.
-Năm 248
-Năm 542
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
*Đối với bài học tiết này:
-Các em học bài theo câu hỏi SGK/7
-Hoàn chỉnh các bài tập ở VBTLS/10
* Đối với bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 3 : Đọc kĩ nội dung bài học ở SGK, nghiên cứu các H3 sgk

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ