Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cần bảo vệ hoà bình vì hoà bình

  • A. là khát vọng của toàn nhân loại.
  • B. mang đến thảm hoạ cho loài người
  • C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
  • D. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

  • A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình.
  • B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
  • D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

  • A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
  • B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
  • C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  • D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Tham quan, dã ngoại.
  • B. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh.
  • C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
  • D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.

Câu 5: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

  • A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
  • B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
  • C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
  • D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

Câu 6: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

  • A. Diễn biến hòa bình.
  • B. Diễn biến chiến tranh.
  • C. Diễn biến cục bộ.
  • D. Diễn biến nội bộ.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?

  • A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.
  • B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn.
  • C. Mọi mâu thuẫn đều được hoá giải bằng bạo lực.
  • D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng.

Câu 8: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?

  • A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.
  • B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
  • C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
  • D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.

Câu 9: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

  • A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
  • B. Coi như không biết.
  • C. Làm theo các đối tượng lạ.
  • D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 10: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Tự chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Chí công vô tư.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  • A. Vội vàng quyết định mọi việc.
  • B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
  • C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
  • D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.

Câu 12: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tự chủ.

Câu 13: Người tự chủ là người biết làm chủ

  • A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
  • B. suy nghĩ của mình và của người khác.
  • C. hành vi của mình và của người khác.
  • D. tình cảm của mình để chi phối người khác.

Câu 14: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Có cứng mới đứng đầu gió
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • C. Đứng núi này trông núi nọ
  • D. Một điều nhịn chín điều lành.

Câu 15: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người:

  • A. độc đoán.
  • B. liêm khiết.
  • C. tự lực
  • D. tự chủ.

Câu 16: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. E là người tự chủ.
  • B. E là người trung thực.
  • C. E là người thật thà.
  • D. Q là người khiêm nhường.

Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
  • B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • C. Hay nồi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh.
  • D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.

Câu 18: Biểu hiện nào dưới đây là thiểu tự chủ?

  • A. Kiên định bảo vệ lẽ phải
  • B. Gió chiều nào che chiều ấy
  • C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo
  • D. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp

Câu 19: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ

  • A. Báo cáo cô giáo.
  • B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
  • C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
  • D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.

Câu 20: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A. Cả giận mất khôn.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
  • D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiếng ba chân.

Câu 21: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ

  • A. làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích.
  • B. không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp.
  • C. làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được.
  • D. động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài.

Câu 22: Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?

  • A. gọi bố mẹ đến xử lí các bạn.
  • B. mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi.
  • C. nghĩ cách đề trả thù lại các bạn đã trêu mình.
  • D. nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc.

Câu 23: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

  • A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
  • B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
  • C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.
  • D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lóp.

Câu 24: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

  • A. Kỉ luật.
  • B. Pháp luật.
  • C. Tự trọng.
  • D. Trung thực.

Câu 25: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?

  • A. Đi học đúng giờ
  • B. Nghỉ học không xin phép.
  • C. Tự ý bỏ việc không báo trước.
  • D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.

Câu 26: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Dân chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Kỉ luật.

Câu 27: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

  • A. Để cán bộ lớp quyết định.
  • B. Sôi nổi đề xuất ý kiến
  • C. Tôn trọng ý kiến của tập thể
  • D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Câu 28: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân chủ.
  • D. Tự chủ.

Câu 29: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?

  • A. Không tham gia các hoạt động của lớp.
  • B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
  • C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
  • D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.

Câu 30: Ý kiến nào dưới đây không đúng về vấn đề hợp tác?

  • A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.
  • B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
  • C. Hợp tác sẽ tăng cường tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

Câu 31: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau.
  • B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác.
  • C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn.
  • D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác.

Câu 32: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?

  • A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển.
  • B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình.
  • C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu
  • D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình.

Câu 33: Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Xoá bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.
  • B. Tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, hợp tác lẫn nhau.
  • C. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.
  • D. Giúp giải quyết có hiệu quả những vấn đề mang tính toàn cầu.

Câu 34: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

  • A. Học sinh không thể rèn luyện được tinh thần hợp tác vì còn nhỏ,
  • B. Chỉ những người làm lãnh đạo mới cần thể hiện tinh thần hợp tác.
  • C. Mọi người đều thể hiện và xây dựng được tinh thần hợp tác.
  • D. Không hợp tác với ai để không mất thời gian của bản thân.

Câu 35: Để trở thành một người năng động sáng tạo, chúng ta cần rèn luyện theo cách nào trong những cách sau?

  • A. Tuyệt đối không tham khảo người đi trước.
  • B. Luôn phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn có trong trách vở.
  • C. Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống.
  • D. Trước các tình huống trong cuộc sống cần xử lí theo ý mình.

Câu 36: Để trở thành người năng động, sáng tạo, chúng ta cần tránh hành vi nào trong những hành vi sau đây?

  • A. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
  • B. Chủ động học tập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động.
  • C. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp  học tập.
  • D. Làm theo ý mình, tuyệt đối không tham khảo người đi trước.

Câu 37: Em đồng tình với hành vi nào sau đây?

  • A. Hoa luôn học thuộc lòng tất cả các bài giảng của giáo viên.
  • B. Ông M tìm tòi, thiết kế ra máy cắt cỏ tiện lợi.
  • C. Hạnh áp dụng nguyên xi kinh nghiệm học tập của các bạn học giỏi.
  • D. Anh K sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập.

Câu 38: Em không đồng tình với hành vi nào sau đây?

  • A. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới.
  • B. Ngọc luôn học thuộc lòng các bài giải của cô giáo.
  • C. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa.
  • D. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Câu 39: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo?

  • A. Học một biết mười.                                             
  • B. Khôn ba năm dại một giờ.
  • C. Đói cho sạch, rách cho thơm.                             
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Câu 40: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về tính năng động, sáng tạo?

  • A. Có chí thì nên.                                                    
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Khôn ba năm dại một giờ.                                  
  • D. Học một biết mười. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.