A. Tổng hợp kiến thức
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B ( MA = MB ).
- Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 60: Trang 125 - sgk toán 6 tập 1
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 61: Trang 126 - sgk toán 6 tập 1
Cho hai tia đối nhau Ox, Ox'. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox' vẽ điểm B sao cho OB = 2cm. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 62: Trang 126 - sgk toán 6 tập 1
Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx', yy'. Trên xx' vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm, trên yy' vẽ đoạn thẳng EF dài 5cm sao cho O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.
Xem lời giải
Câu 63: Trang 126 - sgk toán 6 tập 1
Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
a) IA = IB
b) AI + IB = AB
c) AI + IB = AB và IA = IB
d) IA = IB = AB/2
Xem lời giải
Câu 64: Trang 126 - sgk toán 6 tập 1
Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 2cm. Vì sao C là trung điểm của DE?
Xem lời giải
Câu 65: Trang 126 - sgk toán 6 tập 1
Xem hình 64. Đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm C là trung điểm của ... vì ...
b) Điểm C không là trung điểm của ... vì C không thuộc đoạn thẳng AB.
c) Điểm A không là trung điểm của BC vì ...