A. Tổng hợp kiến thức
I. Ước và bội
- Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Ví dụ:
Ta có: $18 \vdots 3$
=> 18 là bội của 3.
3 là ước của 18.
II. Cách tìm ước và bội
Ký hiệu: Ư(a).
B(a).
1. Cách tìm bội
- Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3, ...
Ví dụ: Tìm các bội của 7 và nhỏ hơn 15.
Hướng dẫn giải:
Lần lượt nhân 7 với 0, 1, 2, 3, ..
Ta được các bội của 7 và nhỏ hơn 15 là: 0 , 7, 14.
=> B(7) = { 0, 7, 14 }.
2. Cách tìm ước
- Ta có thể tìm được các ước của a ( a > 1 ) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
Ví dụ: Tìm các ước của 21.
Hướng dẫn giải:
Lần lượt chia 21 với 0, 1, 2, 3, .., 21.
Ta được các ước của 21 là: 1 , 3, 7, 21.
=> Ư(21) = { 1, 3, 7, 21 }.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 111: Trang 44 - sgk toán 6 tập 1
a) Tìm các bội của 4 trong các số 8; 14; 20; 25.
b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.
Xem lời giải
Câu 113: Trang 44 - sgk toán 6 tập 1
Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50
b) x ⋮ 15 và 0 < x ≤ 40
c) x ∈ Ư(20) và x > 8
d) 16 ⋮ x
Xem lời giải
Câu 114: Trang 45 - sgk toán 6 tập 1
Có 36 học sinh vui chơi. Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia đươc.