A. Tổng hợp kiến thức
I. Khái niệm
- Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. ( Hình 8.a )
- Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng. ( Hình 8.b )
II. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Ta nói:
- Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
- Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
Tổng quát
- Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 8: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1
Ở hình 10 thì ba điểm A, B, C hay ba điểm A, M, N thẳng hàng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.
Xem lời giải
Câu 9: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1
Xem hình 11 và gọi tên:
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
Xem lời giải
Câu 10: Trang 106 - sgk Toán 6 tập 1
Vẽ:
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.
b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.
c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.
Xem lời giải
Câu 11: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1
Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm ... nằm giữa hai điểm M và N.
b) Hai điểm R và N nằm ... đối với điểm M.
c) Hai điểm ... nằm khác phía đối với ...
Xem lời giải
Câu 12: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1
Xem hình 13 và gọi tên các điểm:
a) Nằm giữa hai điểm M và P.
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.
c) Nằm giữa hai điểm M và Q.
Xem lời giải
Câu 13: Trang 107 - sgk Toán 6 tập 1
Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng).
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.