A. Tổng hợp kiến thức
Quy tắc
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng ( số lớn trừ số nhỏ ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: Tính:
( - 2 ) + 2 = 0. ( vì đây là 2 số nguyên đối nhau )
( -18 ) + 25 = 25 - 18 = 7. ( vì | 25 | > | -18 | )
B. Bài tập & Lời giải
Câu 28: Trang 76 - sgk toán 6 tập 1
Tính:
a) ( -73 ) + 0
b) | -18 | + ( -12 )
c) 102 + ( -120 )
Xem lời giải
Câu 29: Trang 76 - sgk toán 6 tập 1
Tính và nhận xét kết quả của:
a) 23 + ( -13 ) và ( -23 ) + 13
b) ( -15 ) + ( +15 ) và 27 + ( -27 )
Xem lời giải
Câu 30: Trang 76 - sgk toán 6 tập 1
So sánh:
a) 1763 + ( -2 ) và 1763
b) ( -105 ) + 5 và -105
c) ( -29 ) + ( -11 ) và -29
Xem lời giải
Câu 31: Trang 76 - sgk toán 6 tập 1
Tính:
a) ( -30 ) + ( -5 )
b) ( -7 ) + ( -13 )
c) ( -15 ) + ( -235 )
Xem lời giải
Câu 34: Trang 77 - sgk toán 6 tập 1
Tính giá trị của biểu thức:
a) x + ( -16 ) biết x = -4
b) ( -102 ) + y biết y = 2
Xem lời giải
Câu 35: Trang 77 - sgk toán 6 tập 1
Số tiền của ông Năm năm nay tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:
a) Tăng 5 triệu đồng?
b) Giảm 2 triệu đồng?