Câu 1: Ý nào dưới đây không thuộc ý nghĩa của sự hưng thịnh ở các đô thị thế kỉ XVI - XVIII?
- A. Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông.
- B. Hình thành các trung tâm buôn bán lớn, phồn thịnh.
-
C. Tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
- D. Thúc đẩy sản xuất thủ công và thương nghiệp phát triển.
Câu 2: Từ những năm 30 của thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt đã đẩy xã hội Đàng Ngoài vào tình trạng suy yếu và khủng hoảng vì:
- A. xã hội Đàng Ngoài bị thối nát.
-
B. nông dân bị mất ruộng đất nên đã nỗi dậy đấu tranh.
- C. nhà nước Lê - Trịnh ngày càng bộc lộ bản chất của mình.
- D. nội bộ mâu thuẫn kéo dài.
Câu 3: Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định phát triển trở lại vào thời gian nào?
- A. Nửa đầu thế kỉ XVI
- B. Nửa cuối thế kỉ XVI
- C. Nửa đầu thế kỉ XVII
-
D. Nửa cuối thế kỉ XVII
Câu 4: “Ước gì anh lấy được nàng/ Đề anh mua gạch Bát Tràng về xây ”. Gạch Bát Tràng ở đâu?
-
A. Hà Nội.
- B.Hưng Yên.
- C. Hải Dương.
- D. Quảng Ninh.
Câu 5: Việc Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triêu đình trung ương nhằm mục đích:
-
A. muốn thành lập một quốc gia mới ở Đàng Trong.
- B. muốn đề cao quyền lực của chúa Nguyễn.
- C. thể hiện sức mạnh của chế độ phong kiến Đàng Trong.
- D. Tạo thế mạnh để sẵn sàng đương đầu với Đàng Ngoài.
Câu 6: Một trong những nguyên nhân khách quan của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVII là:
- A. đo chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.
- B. do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều,
-
C. do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây thuận lợi.
- D. do hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều.
Câu 7: Vì sao vào thế kỉ XVIII, ngoại thương ở nước ta phát triển nhanh chóng?
- A. Do tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ ổn định và phát triển.
- B. Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới.
- C. Do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
-
D. Câu B và C đúng.
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiêp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
- A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại
- B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất
- C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra
-
D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển
Câu 9: Vào thế kỉ XII - XVII, thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong là:
- A. Phú Xuân (Huế).
-
B. Hội An (Quảng Nam).
- C. Sài Gòn (Gia Định).
- D. Phố Hiến (Hưng Yên)
Câu 10: Làng chuyên làm đồ gốm ở Thổ Hà thuộc tỉnh, thành nào?
- A. Bắc Ninh
-
B. Bắc Giang
- C. Hà Nội
- D. Hải Phòng
Câu 11: Sang đến thể kỉ XVII, đất Thuận Quảng được mở rộng thêm về phía Nam. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân vượt đèo Cù Mông chiếm thêm đất của Chăm -pa, lập ra:
-
A. phủ Phú Yên.
- B. phố Phan Rang.
- C. dinh Trấn Biên và Phiên Trấn.
- D. đặt ra phủ Gia Định.
Câu 12: Lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã kéo dài đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau khi:
- A. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai.
-
B. họ Mạc ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về với chúa Nguyễn.
- C. toàn bộ phần đất còn lại của Chăm-pa đã được sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
- D. người Việt và một bộ phận những người dân gốc Chăm-pa, Chân Lạp đã hoàn thành việc khai hoang.
Câu 13: Điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:
"Đến năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của ...... đã được sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong".
- A. Nam Bộ
- B. Nam Trung Bộ
-
C. Cham-pa
- D. Đông Nam Bộ
Câu 14: Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
- A. Có nhiều làng nghê thủ công
- B. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
-
C. Một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
- D. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước
Câu 15: Câu ca sau chứng tỏ điều gì?
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
- A. Sự phát triển của thủ công nghiệp
- B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
-
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
- D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
Câu 16: Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
-
A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
- B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nướca
- C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
- D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Câu 17: Từ những năm 30 của thế kỉ XVIII tình hình xã hội ở Đàng Ngoài như thế nào?
- A. Ổn định và phát triển
- B. Tương đối ổn định và phát triển
- C. Có dấu hiệu suy thoái
-
D. Suy yếu và khủng hoảng
Câu 18: Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào trong tay ai?
- A. Nông dân.
-
B. Tầng lớp địa chủ, quan lại.
- C. Nhà nước phong kiến.
- D. Toàn dân.
Câu 19: Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình ruộng đất ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?
-
A. Ruộng đất cả hai Đàng đều mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
- B. Ruộng đất Đàng Ngoài mở rộng hơn Đàng Trong.
- C. Ruộng đất Đàng Trong mở rộng, Đàng Ngoài bị thu hẹp.
- D. Ruộng đất cả hai Đàng đều thu hẹp.
Câu 20: Vì sao vào các thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?
- A. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
-
B. Do sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
- C. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều.
- D. Do chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn.
Câu 21: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, nông dân phải rời bỏ ruộng đồng, xóm làng đi lang thang kiếm sống. Đó là tình hình kinh tế:
- A. ở Đàng Trong.
-
B. ở Đàng Ngoài.
- C. ở cả hai Đảng.
- D. thời chúa Nguyễn.
Câu 22: Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì
- A. Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ
- B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị
-
C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu
- D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực
Câu 23: Đến thế kỉ nào, chính sách ruộng đất công làng xã của thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá sản?
-
A. Thế kỉ XVI
- B. Thế kỉ XVII
- C. Thế kỉ XVIII
- D. Thế kỉ XV
Câu 24: Ở Đàng Trong, vùng đất nào được chúa Nguyễn cho phép biến thành ruộng đất tư nhân?
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long
- B. Đồng bằng Nam Trung Bộ
- C. Đồng Nai
- D. Thuận Quảng
Câu 25: Nghề trồng mía, làm đường phát triển mạnh ở vùng nào ở Đàng Trong?
- A. Quảng Nam
- B. Quảng Ngãi
- C. Bình Định
-
D. Câu A và B đúng