Câu 1: Người tối cổ được tìm thấy ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?
-
A. Cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm.
- B. Cách ngày nay khoảng 20 - 40 vạn năm.
- C. Cách ngày nay khoảng 20 - 30 vạn năm.
- D. Cách ngày nay khoảng 25 - 30 vạn năm.
Câu 2: Hoạt động kinh tế bằng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm là của nền văn hóa nào?
- A. Đông Sơn.
- B. Bắc Sơn.
- C. Sa Huỳnh.
-
D. Phùng Nguyên.
Câu 3: Nền văn hóa trên đất nước Việt Nam không thuộc thời đá mới là
- A. Văn hóa Hòa Bình
- B. Văn hóa Sơn Vi
-
C. Văn hóa Phùng Nguyên
- D. Văn hóa Bắc Sơn
Câu 4: Nông nghiệp trồng lúa nước và cây lương thực khác, khai thác sản vật, làm nghề thủ công. Đó là hoạt động kinh tế của nền văn hoá:
-
A. Đồng Nai.
- B. Phùng Nguyên.
- C. Sa Huỳnh.
- D. Bắc Sơn.
Câu 5: Công cụ bằng đá được ghè đẽo và công cụ bằng tre, gỗ là của văn hoá:
- A. Phùng Nguyên.
-
B. Hoà Bình - Bắc Sơn.
- C. Sa Huynh.
- D. Đồng Nai.
Câu 6: Địa bàn cư trú ở Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang,... là của nền văn hoá nào?
- A. Sơn Vi
- B. Hòa Bình.
-
C. Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Phùng Nguyên.
Câu 7: Người tối cổ ở Việt Nam sử dụng phương thức nào để kiếm sống?
-
A. Họ săn bắt, hái lượm.
- B. Họ săn bắn, hái lượm.
- C. Họ hái lượm, săn bắn.
- D. Họ trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 8: Thời kì văn hóa Phùng Nguyên, con người sử dụng công cụ lao động chủ yếu:
- A. bằng sắt.
- B. bằng đồng thau.
- C. bằng đồng đỏ.
-
D. vẫn bằng đá.
Câu 9: Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ gì của Người hiện đại của Việt Nam?
- A. Nhiều răng hoá thạch ở giai đoạn sớm.
- B. Nhiều xương hoá thạch ở giai đoạn muộn.
-
C. Nhiều công cụ bằng đá ở giai đoạn muộn.
- D. Nhiều công cụ bằng đồng thau ở giai đoạn sớm.
Câu 10: Nối tiếp văn hoá Hoà Bình là văn hoá nào? cách ngày nay bao nhiêu năm?
- A. Văn hoá Sơn La, cách nay khoảng 12.000 đến 7.000 năm.
- B. Văn hoá Phú Thọ, cách nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm.
- C. Văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cách nay khoảng 11.000 đến 8.000 năm.
-
D. Văn hoá Bắc Sơn, cách nay khoảng 10.000 đến 7.000 năm.
Câu 11: Hoạt động kinh tế bằng săn bắn, hái lượm là hoạt động của con người thuộc nền văn hóa nào trên đất nước Việt Nam?
- A. Người Phùng Nguyên.
-
B. Người Sơn Vi
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt.
Câu 12: Cách đây 30 đến 40 vạn năm, địa bàn ở Lạng Sơn, Thanh Hố, Đồng Nai, Bình Phước. Đó là nơi sinh sống của người nào ở Việt Nam?
-
A. Người tối cổ.
- B. Người Sơn Vi.
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người tinh khôn.
Câu 13: Tổ chức xã hội của người Hoà Bình - Bắc Sơn là:
- A. sống từng bầy trong các hang động, mái đá.
-
B. sống trong các thị tộc.
- C. sống trong bộ lạc, gia đình mẫu hệ.
- D. sống thành từng bây.
Câu 14: Đến nền văn hóa nào trên đất nước ta, người nguyên thủy biết kĩ thuật làm gốm
- A. Văn hóa Hòa Bình
-
B. Văn hóa Bắc Sơn
- C. Văn hóa Phùng Nguyên
- D. Văn hóa Sơn Vi
Câu 15: Sử dụng công cụ bằng đá được mài, cưa, khoan lỗ. Đó là hoạt động kinh tế của:
-
A. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt.
- B. Người Sơn Vi
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người Phùng Nguyên.
Câu 16: Công cụ của cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn có nét đặc trưng là
- A. công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng
- B. công cụ bằng đá được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi
-
C. công cụ bằng đá được ghè đẽo nhiều hơn, lưỡi đã được mài cho sắc
- D. đa số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ
Câu 17: Cách đây 5000 – 6000 năm, với sự xuất hiện của cuốc đá đã tạo ra sự thay đổi gì trong cuộc sống của người nguyên thủy trên đất nước ta?
- A. Năng suất lao động tăng gấp đôi
- B. Đời sống vật chất được ổn định và cải thiện vượt bậc
-
C. Năng suất lao động tăng đời sống vật chất được ổn định và cải thiện hơn, cuộc sống tinh thần được nâng cao
- D. Mở ra nhiều phương thức kiếm sống so với thời kì trước
Câu 18: Xã hội nguyên thủy trân đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tức là tương ứng với sự xuất hiện của
- A. người tối cổ
-
B. người tinh khôn
- C. xã hội có giai cấp và nhà nước
- D. loài vượn cổ
Câu 19: Thành tựu không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam là
- A. Phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, chế tác đồ gốm
- B. Nông nghiệp trồng lúa nước
- C. Chế tác và sử dụng đồ trang sức
-
D. Phát minh ra lửa
Câu 20: Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm khác so với cư dân Núi Đọ là
- A. sống thành từng bầy với khỏng 20 - 30 người, gồm 3 - 4 thế hệ
- B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm
-
C. sống thành các thị tộc, bộ lạc
- D. biết trồng các loại rau, củ, quả và chăn nuôi các loại thú nhỏ