Trắc nghiệm Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 4 & 5 (Phần 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính Ôn tập chủ đề 4 & 5 (Phần 1) - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4+5

Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

  • A. Mô hình phân cấp
  • B. Mô hình dữ liệu quan hệ
  • C. Mô hình hướng đối tượng
  • D. Mô hình cơ sở quan hệ

Câu 2: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

  • A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ
  • B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ
  • C. Phần mềm Microsoft Access
  • D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu

Câu 3: Trong các bộ phận sau, bộ phận nào thuộc bộ xử lý trung tâm:

  • A. Bộ nhớ trong
  • B. Đơn vị phối ghép vào ra
  • C. Tập các thanh ghi đa năng
  • D. Khối điều khiển Bus hệ thống

Câu 4: Nếu những bài toán phức tạp, liên quan tới nhiều bảng, ta sử dụng:

  • A. Mẫu hỏi     
  • B. Bảng     
  • C. Báo cáo      
  • D. Biểu mẫu

Câu 5: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

  • A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin
  • B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ
  • C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính
  • D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính

Câu 6: Người có chức năng phân quyền truy cập là:

  • A. Người dùng
  • B. Người viết chương trình ứng dụng.
  • C. Người quản trị CSDL.
  • D. Lãnh đạo cơ quan

Câu 7: Hệ quản trị CSDL là:

  • A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL
  • B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
  • C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
  • D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL

Câu 8: Tại sao bộ nhớ trong của máy tính được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên?

  • A. Giá trị các ô nhớ là ngẫu nhiên
  • B. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là như nhau
  • C. Bộ nhớ gồm các module có thứ tự sắp xếp ngẫu nhiên
  • D. Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là ngẫu nhiên

Câu 9: Truy xuất dữ liệu là gì? 

  • A. Quá trình lưu trữ dữ liệu vào hệ thống 
  • B. Quá trình tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ nguồn đã lưu trữ 
  • C. Quá trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin hữu ích 
  • D. Quá trình trình bày dữ liệu theo định dạng thích hợp

Câu 10: Khi xử lí tình huống, nhà quản trị CSDL cần:

  • A. học tập, chăm chỉ, cần mẫn
  • B. xử lí thật nhanh và vội vàng
  • C. tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn, kĩ năng phân tích 
  • D. gặp tình huống khó thì bỏ qua, không cần suy xét

Câu 11: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp:

  • A. Hình ảnh.
  • B. Chữ ký.
  • C. Họ tên người dùng.
  • D. Tên tài khoản và mật khẩu.

Câu 12: Mục đích chính của truy xuất dữ liệu là gì?

  • A. Hiển thị dữ liệu một cách trực quan và dễ hiểu 
  • B. Tìm kiếm thông tin cụ thể từ dữ liệu đã lưu trữ 
  • C. Tạo ra kiến thức và hiểu biết từ dữ liệu 
  • D. Xác định mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu

Câu 13: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:

  • A. Bộ nhớ RAM
  • B. Bộ nhớ ROM
  • C. Bộ nhớ ngoài
  • D. Các thiết bị vật lí

Câu 14: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

  • A. Tạo lập hồ sơ
  • B. Cập nhật hồ sơ
  • C. Khai thác hồ sơ
  • D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Câu 15: Cập nhật dữ liệu là:

  • A. Thay đổi dữ liệu trong các bảng
  • B. Thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm: thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi
  • C. Thay đổi cấu trúc của bảng
  • D. Thay đổi cách hiển thị dữ liệu trong bảng

Câu 16: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • A. SQL       
  • B. Access       
  • C. Foxpro       
  • D. Java

Câu 17: Nhà quản trị CSDL cần có:

  • A. trình độ đại học
  • B. kiến thức cơ bản về CSDL, biết thiết kế CSDL và sử dụng thành thạo hệ QTCSDL
  • C. chứng chỉ tin học cơ bản
  • D. trình độ cao đẳng

Câu 18: Trong các bộ phận sau, bộ phận nào không thuộc bộ xử lý trung tâm:

  • A. Bộ nhớ trong
  • B. Khối số học và logic
  • C. Tập các thanh ghi đa năng
  • D. Khối điều khiển để thi hành lệnh một cách tuần tự và tác động lên các mạch chức năng nhằm thi hành lệnh.

Câu 19: Khai thác thông tin là gì? 

  • A. Quá trình lưu trữ thông tin vào hệ thống 
  • B. Quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin từ nguồn đã lưu trữ 
  • C. Quá trình xử lý thông tin để tạo ra kiến thức và hiểu biết 
  • D. Quá trình trình bày thông tin theo định dạng thích hợp

Câu 20: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:

  • A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
  • B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
  • C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
  • D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.

Câu 21: Mục đích chính của khai thác thông tin là gì? 

  • A. Hiển thị thông tin một cách trực quan và dễ hiểu 
  • B. Tìm kiếm dữ liệu cụ thể từ thông tin đã lưu trữ 
  • C. Tạo ra dữ liệu và lưu trữ thông tin 
  • D. Tìm ra mô hình, xu hướng và tri thức ẩn trong thông tin

Câu 22: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:

  • A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán.
  • B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu.
  • C. Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật.
  • D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên.

Câu 23: Quản trị CSDL có các nhiệm vụ nào sau đây:

  1. Cài đặt và nâng cấp các hệ QTCSDL
  2. Tạo lập, điều chỉnh CSDL
  3. Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL
  4. Đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu.
  • A. 1-2-3-4
  • B. 1-3-4
  • C. 1-2-3
  • D.2-3-4

Câu 24: Khả năng học tập suốt đời, giúp nhà quản trị CSDL:

  • A. Có tính cách điểm tĩnh
  • B. nâng cao tinh thần
  • C. rèn luyện được bản thân
  • D. nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp

Câu 25: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

  • A. Cột (Field)      
  • B. Hàng (Record)     
  • C. Bảng (Table)     
  • D. Báo cáo (Report)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Tin học 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Tin học 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.